Thematic content – chiếc chìa khóa bị nhiều SEO-er lãng quên. Với chiếc chìa khóa này, các SEO-er có thể tự tin vỗ ngực:
- Website tuy có số lượng blog ít nhưng keyword ngành thì cỡ VÀI NGHÌN từ
- Không dày công xây dựng cả roadmap cỡ hàng chục blog content nhưng chất lượng nội dung website lại khiến người khác phải trầm trồ
- Chi phí dành cho nội dung website được đưa xuống đến mức tối thiểu
- …
Thematic content là gì và làm sao nó có được quyền năng mạnh mẽ đến như vậy? Hãy để SEOON trả lời câu hỏi này một cách chi tiết và đầy đủ nhất.
Tóm tắt nội dung
Thematic Content là gì?
Thematic Content được hiểu tổng quát là những nội dung bao gồm tất cả các khía cạnh của một chủ đề đã được xác định trước. Tức là một bài viết có hàm lượng nội dung cao, bao gồm tất tần tật những vấn đề có liên quan đến một chủ đề nhất định.
Ví dụ như một bài viết về SEO Onpage có bao hàm các nội dung:
- Khái niệm SEO Onpage
- SEO Onpage hoạt động như thế nào?
- So sánh SEO Onpage và SEO Offpage
- SEO Onpage cần thực hiện trong bao lâu?
- Điều kiện để thực hiện SEO Onpage là gì?
- SEO Onpage sẽ mang đến kết quả và hiệu quả như thế nào?
- Quá trình thực hiện cần lưu ý điều gì?
- Đơn vị nào thực hiện dịch vụ SEO Onpage uy tín và hiệu quả
- ….
Tất tần tật các vấn đề về SEO Onpage được đưa vào trong một bài viết. Bài viết đó được gọi là Thematic content.
Với lượng thông tin “cực khủng” như vậy, thematic content thường có độ dài từ 2000 – 5000 từ. Đó là lý do mà thematic content có chứa rất nhiều từ khóa ngành và từ khóa ngữ nghĩa. Đây chính là ưu thế của thematic để cạnh tranh khi leo rank kết quả tìm kiếm.
Những yếu tố tạo nên một thematic content đạt chuẩn
Những yếu tố sau đây sẽ không khó, chỉ cần bạn đọc kỹ và tìm hiểu thêm là được. Hãy cùng nhau tạo nên những bài viết hay, đạt chuẩn và lọt top tìm kiếm nha.
LSI Keyword

LSI Keyword (Latent Semantic Indexing Keyword) thường được biết đến nhiều hơn với tên gọi thuần Việt: Từ khóa ngữ nghĩa.
LSI sẽ giúp các công cụ tìm kiếm như Google dễ dàng và xác định nhanh chủ đề bạn muốn nói tới. LSI thực sự phát huy được sức mạnh của mình đối với những từ khóa đồng âm khác nghĩa với từ khóa chính.
Đối với bộ máy tìm kiếm, từ khóa LSI sẽ là cách để xác định ý định tìm kiếm (intent) của người dùng.
Ví dụ: Với từ khóa “Eat”, Bộ máy tìm kiếm sẽ hiểu thành hai trường hợp:
- Trường hợp 1: Ăn uống, một hoạt động cơ bản của con người bao gồm một chuỗi hành động liên tiếp nhau: cắn, xé, há miệng, nhai, nuốt,…
- Trường hợp 2: E-A-T, kỹ thuật chuyên sâu của SEO nhằm mục đích giúp website đạt được sự tin tưởng, tín nhiệm của người dùng và cả bộ máy tìm kiếm.
Đối với trường hợp này, từ khóa LSI sẽ là các dấu hiệu để bộ máy tìm kiếm (chủ yếu là Google) hiểu được nội dung chính mà website của bạn đang đề cập. Từ đó xếp hạng từ khoá cũng như trang web để người dùng tiếp cận với thông tin chính xác nhất.
Không chỉ đối với thematic content, mà còn với bất kỳ loại hình content nào, kỹ thuật LSI đều vô cùng “lợi hại” trong việc đưa bài viết, website lên thứ hạng cao hơn.
Phantom Keyword
Có lẽ đến lúc này thì đã khá nhiều SEO-er biết qua Từ Khóa Bóng Ma – Phantom Keyword. Đây là những từ khóa có lượt search tự nhiên nhưng hầu như chưa ai làm hoặc rất ít người động đến nó. Khi bạn xây dựng một Thematic Content thì những từ khóa bóng ma này sẽ mang lại cho bài viết sức mạnh tuyệt vời cùng lượng traffic tương đối lớn.
Thematic Content và các thuật toán Google
Không phải ngẫu nhiên mà Thematic Content ngày càng lên ngôi. Lý do đơn giản là vì content này không chỉ đáp ứng tối đa nhu cầu tìm hiểu của người dùng mà còn đáp ứng được các yêu cầu của nhiều thuật toán trên Google.
Thuật toán HummingBird – Chim ruồi bé con
Thuật toán HummingBird – Chim ruồi: Thuật toán đánh giá bài viết thông qua các từ khóa phụ (từ khóa LSI). Theo đó, nếu một bài viết có chứa nhiều từ khóa LSI sẽ được đánh giá cao hơn.
Điều này có nghĩa là Google đang mong muốn các website phải đầu tư nhiều hơn về chất lượng nội dung và cả sự liên kết các từ ngữ trong câu. Các kỹ thuật này được đánh giá là khó SEO hơn thủ thuật SEO cổ điển: Nhồi nhét càng nhiều từ khóa trong bài viết càng tốt.
Tuy nhiên, nhìn theo một hướng tích cực hơn, thuật toán này giúp website được lập chỉ mục nhiều từ khóa hơn, có thể được lên top cùng một lúc và cùng một bài viết.
Thuật toán RankBrain – Não điện vui tính
Thuật toán RankBrain là thuật toán phân loại kết quả tìm kiếm của Google. Thuật toán này hoạt động bằng cách tận dụng công nghệ AI, giúp bộ máy tìm kiếm hiểu rõ hơn ý định tìm kiếm của người dùng.
Đây là một thuật toán cực kỳ thông minh vì nó tự làm mới không ngừng và đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng của mình.
Thuật toán càng thông minh, người làm SEO lại gặp nhiều khó khăn hơn. Việc SEO vốn đã gắn liền với các từ khóa, càng nhiều từ khóa được tối ưu thì các công việc của SEO cũng có sự thay đổi nhất định.
Để đáp ứng được thuật toán này, bài viết/content không còn con đường nào khác ngoài việc cung cấp đúng, đủ thông tin theo nhu cầu của người dùng.
Vậy nội dung như thế nào sẽ cung cấp đầy đủ khía cạnh của chủ đề và chứa rất nhiều từ khóa LSI ngoài thematic content?
Thuật toán Panda – Sức mạnh của gấu trúc
Bạn hẳn là đã từng nghe nói nhiều về thuật toán Google Panda. Đây chính xác là một thuật toán được Google phát triển với mong muốn hỗ trợ cho công cụ tìm kiếm và trả về các kết quả chính xác, phù hợp nhất với nhu cầu người dùng.
Nhiệm vụ chính yếu của thuật toán Google Panda là xem xét chất lượng nội dung website nhằm loại bỏ phần nội dung sai phạm, nội dung rác hoặc được copy từ những trang khác.
Với hàm lượng thông tin và những yêu cầu khi thực hiện, Thematic content hoàn toàn có thể đáp ứng được sự “ngặt nghèo” của thuật toán Gấu trúc này.
Các bước cơ bản để xây dựng Thematic Content
Các văn bản hay các chủ đề về content đều phải thực hiện theo đúng một chuẩn mực nhất định tuỳ mục đích. Nhưng điểm chung của các loại này là đều thực hiện theo đúng 5 bước sau:
Bước 1: Xác định chủ đề chính
Sai lầm mà các SEO-er thường mắc phải nhất chính là tự phức tạp hóa vấn đề và tự làm khó bản thân.
Ví dụ như gộp nhiều chủ đề lớn vào cùng 1 bài viết như vậy sẽ rất khó viết và đưa ra nội dung cụ thể.
Vậy nên ở bước này, chỉ cần chọn 1 từ khóa chính có nhiều lượt search nhất và nằm trong chủ đề của website của bạn. Đây chính là hạt giống để nảy mầm lên những ý tưởng xây dựng Thematic Content.
Đặc điểm của các từ khóa này:
- Là từ khóa ngắn
- Intent chưa rõ ràng
- Có volume cao
Ví dụ: Khi đang tìm từ khóa cho Quảng cáo Google, từ khóa chính (nội dung chính) sẽ là Quảng cáo Google chứ không phải là “chạy quảng cáo google hiệu quả” hay “chuyển đối bằng chạy quảng cáo”,…

Bước 2: Lọc từ khóa
Trước khi thực hiện lọc từ khóa, người làm SEO cần gom toàn bộ các từ khóa liên quan đến chủ đề chính. Để gom được nhiều từ khóa, SEO cần:
- Có kiến thức cơ bản về lĩnh vực đang thực hiện
- Có công cụ phù hợp để thực hiện: KeywordTool, Ahref,…
Khi đã quét hết một lượt các từ khóa có liên quan đến nội dung chính. Người làm SEO cần ngồi chọn lựa và lọc từ khóa để hoàn thiện kế hoạch content.
Có hai công cụ hỗ trợ người làm lọc từ khóa là Excel và Sheet Drive. Đây là hai công cụ khá hữu ích để người lên kế hoạch content thực hiện nhanh hơn.
Hơn nữa, bộ từ khóa (sau khi đã thực hiện lọc và sắp xếp lại) sẽ hữu ích cho các nghiệm vụ SEO sau này như: Anchor text, backlink, social signal,… Vậy nên, hãy “giấu” file từ khóa của bạn thật cẩn thận.
Bước 3: Lập dàn ý với nền tảng mô hình 5W1H
Mô hình 5W1H bao gồm: What – Who – When – Which – Where – How. Đây là mô hình tư duy nội dung cho content cơ bản và dễ thực hiện nhất. Với mỗi câu hỏi, bài viết/chủ đề của thematic content lại có thêm một khía cạnh để khai thác thông tin.
Ngoài ra, một vài thông tin mang dấu ấn cá nhân cũng là cách hay để làm phong phú và tăng trải nghiệm người dùng đối với thông tin thematic content cung cấp.
Những thông tin mang màu sắc cá nhân thường xuất hiện dưới dạng:
- So sánh đồng cấp
- Lời khuyên
- Ý kiến sau khi trải nghiệm
- Kinh nghiệm cá nhân
Dàn ý chính là phần xương lõi của một bài viết thematic. Với dàn ý đủ sâu và rộng, bài viết thematic có độ dài từ 2000 – 5000 từ là điều hoàn toàn có thể.
Bước 4: Viết bài theo dàn ý
Tuy đơn giản nhưng viết bài theo dàn ý là công đoạn cực kỳ quan trọng để xây dựng một thematic content chất lượng.
Nếu bài viết “lạc” vào tay một người viết non yếu, thematic content dễ bị rơi vào các trường hợp:
- Đầu voi đuôi chuột vì chỉ tập trung vào 1 vài tiêu đề
- Lệch trọng tâm. Người viết không nắm được mục đích của từ khóa chính (nội dung chính)
- Ngôn ngữ diễn đạt thiếu phong phú.
Một vấn đề khác mà những người quản trị web vẫn luôn ái ngại: Với khối lượng thông tin và số lượng từ “cực khủng” thì thematic content có thể đạt được các tiêu chí chuẩn SEO hay không?
Trên thực tế, để thematic chuẩn SEO không phải là điều quá phức tạp. Trong quá trình thực hiện, SEO-er nên cân nhắc thêm về vấn đề phân chia thời gian để tối ưu chất lượng của bài viết thematic. Ví dụ:
- Dành 30p để chọn chủ đề và quét từ khóa trên các công cụ
- Dành 45p – 1 tiếng lọc từ khóa và lên dàn ý chi tiết cho thematic
- Dành 2 tiếng để viết nội dung hoàn chỉnh cho dàn bài mới lên
- Dành 1 tiếng để đọc lại và tối ưu kỹ thuật SEO Onpage cho bài viết tự nhiên nhất.
Bước 5: Đo lường
Sau cùng, khi đã hoàn thành và thực hiện tốt 4 bước trên, SEO-er bình tĩnh ngồi đợi thành quả của mình.
Với những website đã có E-A-T, thematic content sẽ nhanh chóng đạt đỉnh và đứng bền vững ở trang SERP đầu tiên mà chưa cần có thêm tác động Offpage nào.
Thematic Content sẽ trở thành xu hướng?
Những năm trở về trước, khi các website có thể lên top với vài trăm bài ngắn với nội dung đơn giản. Thì giờ đây, ông lớn Google đã tung ra hàng loạt thuật toán nhắm đến chất lượng nội dung thông tin của website.
Đối phó lại với những yêu cầu và đòi hỏi này, content trên web và bản thân website phải đem lại giá trị thông tin cho người dùng. Cụ thể, nội dung cần có tính chuyên sâu và có độ uy tín.
Thematic Content với nhiều từ khóa LSI sẽ giúp website tăng trưởng bền vững với nhiều từ khóa được lên top. Không chỉ tăng nhận diện nội dung của website đối với bộ máy tìm kiếm mà còn đối với người dùng internet.
Những bài viết dạng Thematic Content là cách hiệu quả nhất để giúp website vươn lên top trên của những bảng xếp hạng.
Một số câu hỏi về Thematic content và Content Pillar
Thematic content và content pillar có phải là một không?
Trên thực tế, hai dạng content này đều có đặc điểm: độ dài lớn, hàm chứa đầy đủ thông tin về một chủ đề được chọn, chứa nhiều từ khóa ngữ nghĩa.
Tuy nhiên, bài blog content chỉ được xem là content pillar khi bài viết là trung tâm Topic Cluster và được liên kết với các bài viết cluster thông qua internal link.
Còn nếu bài viết không nằm trong topic cluster thì bài viết đó được xem là thematic content.
Kỹ thuật thematic có mối liên hệ gì với Pillar không?
Để triển khai content pillar một cách hoàn thiện và trọn vẹn, người làm SEO/người viết nội dung có thể áp dụng kỹ thuật thematic để xây dựng.
Bài viết trên đây cũng là một ví dụ về Thematic content. Bài viết đã bao gồm những thông tin thiết yếu của thematic content đối với hoạt động SEO cho website.
Mong rằng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất về thematic content đến bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!