SEO Onpage là gì? Cập nhật các kỹ thuật SEO Onpage mới

SEO Onpage là gì? Các kỹ thuật mới cập nhật bởi Nef Digital

“SEO Onpage hoặc đừng làm gì cả”, đó là sự thật và nếu chúng ta bỏ qua và cứ cố gắng với chiến lược này, chiến thuật kia sẽ đều vô ích. SEO Onpage hay còn gọi là SEO trên trang là những gì bạn có thể kiểm soát, có thể chủ động hoàn toàn nhưng lại mang lại hiệu quả cao, vậy tại sao không!.

Bạn cần quan tâm đến gì khi SEO Onpage:

  • Tạo dựng nền tảng vững chắc cho website.
  • Nâng trải nghiệm người dùng.
  • Giúp trang web trở nên uy tín với công cụ tìm kiếm.
  • Giúp từ khóa được index và được xếp hạng trên top Google.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu,…

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là gì? Là một tập hợp các kỹ thuật tối ưu hóa trên trang web của bạn ví dụ như:

  • Thẻ tiêu đề
  • Thẻ mô tả
  • URL
  • Tối ưu hóa hình ảnh
  • Nội dung
  • Liên kết nội bộ
  • Hiển thị thích ứng
  • Tốc độ tải trang,…

SEO trên trang giúp trang web của bạn trở nên hữu ích, thân thiện và có giá trị với người dùng. Từ đó giúp cho website có cơ hội được hiển thị nhiều hơn trên trang kết quả tìm kiếm và mang về lưu lượng truy cập tự nhiên không phải trả phí.

Tại sao SEO Onpage lại quan trọng?

Bạn có thể làm offpage tốt đến đâu đi chăng nữa nhưng nếu các vấn đề onpage/onsite không tốt, website của bạn mãi mãi ở các trang 2,3,4… Hiểu một cách đơn giản như ví dụ sau:

SEO Onpage giống như việc bạn trang bị một chiếc xe tốt, SEO Offpage giống như nhiên liệu để xe có thể chạy. Cho dù nhiên liệu của bạn có tốt thế nào đi nữa mà chiếc xe không tốt bạn cũng sẽ không thể đi được đến đâu.

Google không ngừng cải tiến, có đến hàng trăm ngàn lần các thử nghiệm và hàng ngàn lần cập nhật mỗi năm. Điều đó khiến cho mọi kỹ thuật tối ưu hóa đặc biệt là tối ưu hóa trên trang phải thích ứng.

Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo lắng, vì thực tế Google cũng chỉ cố gắng để ngày càng muốn hiểu rõ về nội dung của bạn cũng như ý định tìm kiếm của người dùng, từ đó kết nối chúng lại với nhau.

Có nhiều đổi mới và Google đã thông minh hơn rất nhiều, không chỉ đọc trang web của bạn mà GG còn đo lường và đánh giá các tín hiệu của người dùng, ví dụ như:

  • Tỷ lệ nhấp chuột (CTR)
  • Ý định tìm kiếm của người dùng (search intent)
  • UX (trải nghiệm người dùng)
  • Tỷ lệ thoát (bounce rate)
  • Thời gian trên trang
  • Tỷ lệ quay lại trang,…

Google vẫn thu thập dữ liệu trên trang web của bạn theo các từ khóa, điều này không còn quá quan trọng nhưng một thực tế là với các từ khóa khó, bạn luôn thấy các kết quả đứng top thì thẻ tiêu đề đều chứa từ khóa, thậm chí từ khóa còn nằm ở đầu của các tiêu đề.

Tối ưu thẻ tiêu đề - Tiêu đề có chứa từ khóa (ở đầu)
Tối ưu thẻ tiêu đề – Tiêu đề có chứa từ khóa (ở đầu)

Chúng tôi muốn nhấn mạnh một đặc điểm khiến cho SEO Onpage trở nên rất quan trọng bởi sự tác động đến hành vi người dùng, bao gồm cả trước, trong và sau khi khách hàng truy cập trang web.

Các kỹ thuật SEO Onpage cập nhật mới

Các kỹ thuật SEO trên trang thường không có mấy sự thay đổi về mặt tiêu chuẩn. Thông tin về các kỹ thuật này cũng được các chuyên gia SEO chia sẻ nhiều trên Google.com.vn.

Tuy nhiên, các thông tin cập nhật mới dưới đây sẽ giúp bạn vừa có góc nhìn tổng thể vừa hiểu được bản chất cà chiều sâu của từng tiêu chí. Cụ thể như sau:

Kiểm toán website

Dưới bất kể hình thức nào, trước khi tiến hành tối ưu trang web, bạn cần tiến hành kiểm toán các vấn đề liên quan đến các tiêu chí. Bạn có thể sử dụng phương pháp kiểm toán thủ công hoặc sử dụng các công cụ hỗ trợ như:

  • Moz
  • Semrush
  • Sitechecker
  • Ubersuggest,…

Tối ưu URL và thẻ Meta

Nhóm tiêu chí được cho là quan trọng bậc nhất trong các tiêu chí SEO Onpage là URL và các thẻ meta. Các nội dung này một cách nhanh chóng sẽ giúp cho cả bot và người dùng hiểu nhanh về nội dung trang đích của bạn.

Tối ưu URL và thẻ Meta
Tối ưu URL và thẻ Meta

Như hình trên, bạn có thể thấy kết quả hiển thị trang web trên trang kết quả tìm kiếm. Các phần URL, thẻ tiêu đề và thẻ mô tả đều là các thành phần được hiển thị. Vậy nên, nó sẽ quyết định các chỉ số CTR của người dùng khi truy vấn.

URL

Một định dạng URL tiêu chuẩn sẽ gồm một số thành phần như hình ảnh mô tả dưới đây:

URL là gì?
URL là gì?

Nếu website của bạn đã có và xác định tên miền, như vậy việc tối ưu URL sẽ chỉ tập trung vào thành phần của tên miền, và nó có thể bao gồm:

  • Protocol
  • Subdomain
  • Top-Level Domain
  • Sub folder
  • Slug,…

Nếu website của bạn chưa có tên miền và bạn đang tính toán để lựa chọn, bạn có thể xem xét một trong ba dạng tên miền như sau:

  1. Tên miền EMD (Exact Match Domain): Là dạng sử dụng tên miền là từ khóa chính xác, ví dụ như: dichvuseo.com, seoonpage.vn, … Loại tên miền này hiện nay không có tác dụng nhiều, thậm chí bạn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn bởi nguy cơ tối ưu quá mức.
  2. Tên miền PMD (Partial Match Domain): Là dạng tên miền được sử dụng từ khóa kèm theo các biến thể khác, ví dụ như: giadichvuseo.com, seoonpagenefdigital.vn,… Loại tên miền này sử dụng khá tốt cho việc SEO từ khóa và bạn hoàn toàn có thể sử dụng trọng một chiến lược đơn lẻ.
  3. Tên miền thương hiệu (Branded domains): Tên miền là tên thương hiệu của bạn, ví dụ như: seoon.vn, nef.vn,… Đây là một lựa chọn tuyệt vời và không cần phải bàn cãi, đặc biệt cho chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp.

Thẻ tiêu đề (title meta)

Mỗi trang nội dung chỉ có duy nhất một tiêu đề, và các tiêu đề này phải là duy nhất (không trùng lặp) trên cùng một website. Thẻ tiêu đề có cú pháp HTML như sau:

<title>Thẻ tiêu đề</title>

Một số tiêu chí khi tối ưu tiêu đề:

  • Độ dài tiêu đề nên từ 8-12 chữ, không quá 60 ký tự và kích thước dưới 580px.
  • Tiêu đề chứa từ khóa chính và từ khóa nên ở đầu.
  • Tiêu đề nên tạo cảm xúc (bất ngờ, thách thức, tò mò,…).

Thẻ mô tả (description meta)

Thẻ mô tả (description meta) của trang cũng cần lưu ý một số tiêu chí như sau:

  • Độ dài nên dưới 160 ký tự và kích thước không nên quá 920px.
  • Mô tả chứa từ khóa chính.
  • Thẻ mô tả thể hiện một cách tóm lược thông tin của trang đích…

Hiện nay Google đã rất thông minh, kết quả tìm kiếm được hiển thị cụ thể đến từng phần của nội dung trang web liên quan nhất đến các truy vấn. Như vậy, thẻ mô tả sẽ có ý nghĩa diễn đạt được nội dung, từ đó mới mang lại hiệu quả từ việc tối ưu.

Tối ưu Snippet
Tối ưu Snippet

Thẻ từ khoá (keyword meta)

Thẻ từ khóa hay còn gọi là keyword meta hiện nay đã thực sự không có ý nghĩa trong các kỹ thuật tối ưu SEO Onpage. Bạn có thể tham khảo >tại đây

Kỹ thuật tối ưu URL và thẻ meta nâng cao

Nói một cách ngắn gọn thì chúng ta hãy nên cố gắng làm sao để Google có thể hiểu chính xác về chủ đề trên trang mà chúng ta đề cập. Đừng cố gắng kỹ thuật hóa mọi việc, bởi không có một tiêu chuẩn nào để xác định việc bạn có đang spam hay không, rất rủi ro.

Với việc tối ưu URL

URL chỉ nên duy nhất một lần có sự xuất hiện của từ khóa, làm cho URL trở nên ngắn gọn, đơn giản và tập trung vào chính xác những gì bạn đề cập.

Ví dụ 1:

Ví dụ 2:

Với việc tối ưu title

Thẻ tiêu đề nên chứa từ khóa và từ khóa chỉ nên xuất hiện tối đa một lần. Thẻ tiêu đề không nên quá ngắn và cùng không nên quá dài hơn 60 ký tự.

Ví dụ 1:

  • Tốt : SEO Onpage là gì? Các kỹ thuật mới cập nhật bởi Nef Digital
  • Xấu: SEO Onpage là gì? Các kỹ thuật SEO Onpage mới cập nhật

Ví dụ 2:

  • Tốt : SEO Onpage là gì? Các kỹ thuật mới cập nhật bởi Nef Digital
  • Xấu: SEO Onpage là gì?
Với việc tối ưu thẻ description

Thẻ mô tả của trang có sức ảnh hưởng đến khả năng được xếp hạng của trang. Mặt khác, thẻ mô tả còn là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nhấp chuột (CTR).

Content

Nội dung (content) hay còn gọi là “body” của trang đích, là thành phần chính để đề cập và diễn tả thông tin đáp ứng người dùng. Trong phần này, chúng ta cùng đi tìm hiểu các nguyên tắc tối ưu nhé.

Thẻ Heading (Header tags)

Thẻ Heading để thông báo cho công cụ tìm kiếm biết được chủ đề chính và các chủ đề phụ của nội dung. Các thẻ Heading bao gồm H1, H2, H3, H4,…

Mô tả ví dụ về thẻ Heading
Mô tả ví dụ về thẻ Heading khi SEO Onpage

Trong đó, H1 là chủ đề chính, các H2, H3,… là các chủ đề phụ của nội dung trên trang. H1 chỉ có một nhưng các H2, H3,… thì có thể có nhiều.

Tối ưu ngữ nghĩa với nhiều từ khoá LSI

Để Google hiểu chính xác nội dung trên trang, việc tối ưu cần sử dụng từ khóa trên các thành phần của trang, sức ảnh hưởng sẽ theo thứ tự các nơi mà từ khóa được đưa vào như sau:

  1. URL
  2. Title
  3. Description
  4. H1
  5. H2, H3, H4,…
  6. Content (body),…

Trên thực tế, việc tối ưu từ khóa trên trang, bạn không nên chỉ sử dụng từ khóa chính xác. Các từ khóa biến thể sẽ là cách để bạn làm rõ hơn chủ đề nội dung.

Ví dụ từ khóa chính của bạn là [khóa học SEO], bạn có thể sử dụng thêm các dạng biến thể để tối ưu nội dung như:

  • Lịch khai giảng khóa học SEO
  • Chi phí tham gia khóa học SEO
  • Khóa học SEO miễn phí,…

Sử dụng từ khóa LSI (từ khóa nghữ nghĩa tiềm ẩn) là một kỹ thuật bạn không thể bỏ qua. Thông qua các từ khóa LSI, Google có thể hiểu một cách chính xác nhất nội dung của bạn.

Ví dụ chủ đề của bạn là [Xe ô tô Vinfast], các từ khóa LSI có thể sử dụng như:

  • Thương hiệu ô tô Việt Nam
  • Hãng xe Việt nổi tiếng
  • Niềm tự hào Việt Nam
  • Đứa con tinh thần của tỷ phú Phạm Nhật Vượng,…

Số lượng chữ

Số lượng chữ hay còn được đề cập bằng tên gọi là “bài viết dài”, “bài viết ngắn”. Tiêu chí này không thể là chuẩn mực chung cho mọi lĩnh vực.

Có những lĩnh vực đòi hỏi bạn phải cung cấp nhiều thông tin hoặc phân tích vấn đề từ nhiều góc độ. Nhưng cũng có những lĩnh vực cần bạn mô tả nhanh và đơn giản nhất.

Thông thường, các đề suất phổ biến đều khuyến nghị số lượng chữ tối ưu cho một trang là khoảng trên 2500 chữ để đạt điểm tối ưu cao nhất.

Điểm đánh giá tối ưu số lượng chữ trên trang - Theo RankMath
Điểm đánh giá tối ưu số lượng chữ trên trang – Theo RankMath

Mật độ từ khoá

Mật độ từ khóa nếu quá thấp, đó sẽ là một sai lầm và bạn khó có thể được đánh giá cao. Tuy nhiên nếu mật độ từ khóa quá cao, sẽ rất rủi ro bởi sự tối ưu hóa SEO Onpage quá mức.

Mật độ từ khóa trên trang
Mật độ từ khóa trên trang

Tần suất lặp lại từ khóa trên trang nên để từ 1-1,5% là đạt yêu cầu.

Liên kết

Liên kết ở đây sẽ không bao gồm các liên kết ngược. Việc tối ưu liên kết với SEO Onpage sẽ được thực hiện với các liên kết nội bộ (internal links) và liên kết ra ngoài (external links, outbound links).

Cả hai loại liên kết này nhằm mục tiêu trích dẫn các nguồn tin đồng thuận, từ đó giúp cho thuật toán và cả người dùng hiểu hơn và tin tưởng hơn vào chủ đề của bạn.

Các loại liên kết này nên được dẫn đến trang đích có chủ đề liên quan, có thẩm quyền. Bạn cũng nên sử dụng thuộc tính “dofollow” để bot có thể thu thập dữ liệu.

SEO Onpage với hình ảnh

Hình ảnh giúp cho nội dung trở nên dễ hiểu hơn với người dùng. Tuy nhiên với thuật toán thì khác, cách mà thuật toán đọc không như người dùng mà thông qua tên ảnh, thẻ ALT và tiêu đề ảnh.

Một số tiêu chí khi tối ưu hình ảnh:

  • Hình ảnh với thông tin để mô tả cho nội dung
  • Hình ảnh có chứa thẻ ALT, trong thẻ ALT có chứa từ khóa
  • Hình ảnh có chứa thẻ title, trong thẻ title ảnh có chứa từ khóa
  • Tên ảnh không dấu, viết liền bởi dấu (-), tên ảnh có chứa từ khóa
  • Dung lượng ảnh không nên quá cao
  • Hình ảnh có thể gắn geotag hoặc không,…

Content đa phương tiện (Youtube, Map,…)

Việc nhúng thêm các video cũng như bản đồ vào nội dung SEO Onpage giúp cung cấp thêm thông tin hữu ích cho người dùng. Điều này là rất tốt, với trường hợp các video và bản đồ được nhúng phù hợp với chủ để trên trang.

Lưu ý: Việc sử dụng content đa phương tiện bằng việc nhúng video, bản đồ,… từ nền tảng ngoài có thể sẽ làm cho tốc độ tải trang của bạn bị giảm. Bạn cần có phương án tối ưu cho việc đó.

Ngoài các kỹ thuật tối ưu thẻ meta và content như trên, quá trình tối ưu SEO Onpage còn tập trung giải quyết các vấn đề Onsite như:

  • Cấu trúc Silo
  • Schema markup
  • Sáng tạo nội dung mới
  • Tối ưu keyword cannibalization
  • Tối ưu hiệu suất tải trang,…

Câu hỏi thường gặp và trả lời

“Không làm thì thôi, nhưng đã làm thì nên làm cho tới” đó là lời khuyên cho bạn khi bắt đầu SEO Onpage. Nếu tối ưu mà không đúng hoặc không kỹ thì các tác động đến hiệu quả ranking sẽ không có. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và trả lời để bạn tham khảo:

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là gì? Là một tập hợp các kỹ thuật tối ưu hóa trên trang web của bạn ví dụ như: URL, thẻ tiêu đề, thẻ mô tả, thẻ từ khoá, content,…

Tại sao SEO Onpage lại quan trọng?

SEO Onpage giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm kiếm thu thập thông tin và hiểu nội dung của bạn. Giúp người dùng tiếp cận dễ dàng và trải nghiệm tốt nhất trước, trong và sau khi truy cập trang đích của bạn.

Lời kết

Nếu bạn còn thiếu tự tin hoặc muốn sử dụng dịch vụ SEO website chuyên nghiệp. Bạn có thể tham khảo dịch vụ SEOON với chi phí chỉ từ 1,990,000đ trọn gói.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết phân tích về SEO Onpage với các cập nhật kỹ thuật SEO trên trang mới nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích và áp dụng cho chiến dịch SEO của bạn một cách hiệu quả và an toàn.

Chúc bạn thành công!

Trả lời

Call Now Button