SEOON Schema Markup

Tối ưu dữ liệu có cấu trúc Schema Markup khi làm SEO

Schema Markup – Cụm từ đã khá phổ biến với những bạn đã và đang tìm hiểu chuyên sâu về SEO. Tuy nhiên, với những bạn mới vào nghề, Schema Markup dường như còn khá mập mờ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tần tần tật về Schema.

Schema markup là gì?

Schema Markup hay còn được gọi tắt là Schema. Đây là một từ vựng ngữ nghĩa của các thẻ được chuẩn hóa và thêm vào trang. 

Các thẻ này có tác dụng giúp các công cụ tìm kiếm hiểu nội dung và ngữ cảnh website của bạn. Đồng thời giúp tối ưu hóa trong quá trình thể hiện các kết quả tìm kiếm.

Nhiệm vụ chính của những thao tác này là đánh dấu lược đồ bài viết của bạn lên các công cụ tìm kiếm. Nhằm tối ưu nhất khả năng tìm kiếm và xuất hiện về bài viết của bạn.

Tầm quan trọng của Schema markup

Các thẻ này mô tả chính xác các chính thể được tìm kiếm trên trang. Từ đó giúp các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng nhận biết. Từ đó giúp kết quả tìm kiếm của người dùng về trang web của bạn được tối ưu hơn. 

Bên cạnh đó, khi các trang này thu thập thông tin, Google có thể cho biết chính xác các thông tin cơ bản về bài xuất bản của bạn. 

Một ưu điểm đáng được quan tâm của Schema Markup không chỉ tác động trực tiếp đến lưu lượng truy cập uy tín mà nó còn ảnh hưởng rất tích cực đến sự xuất hiện bài viết của bạn trong tìm kiếm của google.

Và lợi ích hàng đầu của dữ liệu cấu trúc là nó hỗ trợ bạn xây dựng và tạo các mối liên hệ giữa các thực thể. Điều này khá quan trọng trong lần cập nhật tới của Google.

Sử dụng Schema markup vào trang web của bạn như thế nào?

Với những phân tích nêu trên, chắc hẳn điều mà nhiều bạn quan tâm ngay lúc này. Đó là làm thế nào để có thể sử dụng Schema Markup. Và sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả.

Hiện nay, phổ biến hơn cả vẫn là 2 tùy chọn đối với việc sử dụng Schema Markup. Hay còn gọi là tùy chọn đánh dấu lược đồ vào trang web, đó là:

#1. Sử dụng trình quản lý đánh dấu

Trình đánh dấu cho phép bạn tối ưu hóa dữ liệu có cấu trúc mà không cần mất thời gian ngồi tạo các code hoặc bất kỳ kỹ năng coding nào.

Đây là tùy chọn được sử dụng khá hiệu quả cho người mới bắt đầu. Với những thao tác đã được mặc định sẵn trên hệ thống, giúp người dùng sử dụng một cách dễ dàng nhất.

Hiện nay, khá nhiều bạn chọn sự tiện lợi khi sử dụng trình trợ giúp đánh dấu dữ liệu có cấu trúc của google, giúp bạn thêm đánh dấu dữ liệu vào các mẫu có sẵn.

Khi bạn hoàn tất việc chỉ định các yếu tố trên trang web của bạn. Công cụ sẽ tạo cho bạn một đoạn mã. Từ đây, bạn có thể thêm vào trang của mình.

Ngoài ra, một số trình tạo đánh dấu khác cũng khá phổ biến như:

  • Hall Analysis Schema Markup generator
  • Merkle Schema markup generator
  • Schema Builder extension for Chrome
  • WordPress

Mỗi loại trình tạo đánh dấu đều có những ưu điểm riêng. Tuy nhiên, một điểm chung của tất cả những trình quản lý tạo đánh dấu này đều hướng đến việc giúp bạn tối ưu hóa sự tìm kiếm và xuất hiện bài viết của bạn trên các công cụ tìm kiếm

#2. Đánh dấu thủ công

Đối với những bạn đã tìm hiểu sâu và chuyên nghiệp, thì đây được xem là tùy chọn thường được các bạn sử dụng. Nó thể hiện một sự “đẳng cấp” trong các thao tác trong quá trình đánh dấu.

Phương pháp này cũng được áp dụng trong trường hợp bạn không thể tìm được một loại Schema Markup nào theo ý bạn. Điều bạn phải làm là tạo một mã code nhằm phục vụ chính xác mục đích của bạn đáng cần. 

Nghe đến code, bạn sẽ nghĩ ngay đến sự phức tạp và rắc rối. Tuy nhiên, trên thực tế nó lại khá đơn giản. việc của bạn là dựa trên những mã code đã có sẵn, thay đổi một vài giá trị trong đoạn mã code đó, vậy là xong.

Dưới đây là 2 cách bạn có thể triển khai đánh dấu thủ công:

  • JSON-LD
  • Microdata

Mỗi phương pháp đều có những cái hay riêng. Mỗi người sẽ có những lựa chọn của riêng mình về tùy chọn sử dụng. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân mình, việc sử dụng các trình quản lý hiện có, sẽ làm giảm khả năng sáng tạo của các bạn.

Chính vì vậy, mình khuyên các bạn mới làm quen với SEO thì nên cố gắng nắm chắc các bước sử dụng thủ công. Đồng thời cũng nên hiểu về cách thức hoạt động của các trình quản lý này trong một số trường hợp thực sự cần thiết.

Quy trình sử dụng Schema Markup

Dù bạn sử dựng phương thức nào để thực hiện việc đánh dấu lược đồ, thì dưới đây là các bước cơ bản khi bạn tiến hành:

  • Chọn loại Schema và tìm các trang có thể hỗ trợ đánh dấu.
  • Tạo đánh dấu trên cơ sở những định hướng về bài viết của trang.
  • Chọn các phần tử cần đánh dấu và thực hiện xác thực.
  • Sau khi hoàn tất, bạn đã có thể sử dụng.

Để cụ thể hơn đối với quy trình nêu trên. Chúng ta sẽ thực hành đối với  trình trợ giúp đánh dấu dữ liệu có cấu trúc google, chúng ta thực hiện theo các bước chi tiết sau đây:

Bước 1: Truy cập trình trợ giúp đánh dấu dữ liệu của google

Bằng cách truy cập vào google, gõ tìm kiếm “Structured Data Markup Helper”.

lvuEmIGgFBAvX3UbWMnH7k2RxHT51TtflAw6PPelmFeO5OkN89jsggPwFwHam1g0OFsKRl6b hrkRMlrz1mCwhL0Ye3gSA1pNV 4vAmr47FRVdg3h1N27msX1I3eMsKjyojT9 li4kUsku9D5lg

Bước 2: Tiến hành chọn loại dữ liệu

Trên màn hình sẽ hiển thị những tùy chọn. Bạn sẽ tiến hành chọn từng mục phù hợp với dữ liệu.

Bước 3: Thực hiện dán URL bạn muốn đánh dấu

Trong trường hợp bạn chỉ có HTML, bạn sẽ thực hiện dán mã đó thay thế URL. Sau đó ấn “bắt đầu gắn thẻ”.

Bước 4: Tiến hành chọn các phần tử để đánh dấu

Bạn thực hiện lựa chọn các phần tử phù hợp với nội dung của dữ liệu bạn cần đánh dấu.

Bước 5: Thêm các mục đánh dấu

Trên cơ sở danh sách các mục dữ liệu. Tiến hành chọn đánh dấu các mục khác trong bài viết của bạn để thêm vào danh sách đánh dấu.

Bước 6: Tạo HTML

Ngay sau khi hoàn tất các mục trên. Thực hiện ấn “Tạo HTML”. 

9JH9NMbUVU7PwuGpvVQ

Bước 7: Thêm đánh dấu lược đồ vào trang web của bạn

Tiến hành thêm các đoạn mã được đánh dấu vào các vị trí thích hợp. 

45eRdtEzYweVhL99uwZpo6Id5mzSC6q3QqvALhqPW2SKQxoKERAmFzCL1rV3iCNKCfNA8OT5mEDxXxg QYMypoX8Fhl6nuvnxtZrfyYP2kl8w3dmt2fA1 dQDlgIlom jawqnuggEOrcj4kWR w

Bước 8: Hoàn tất và kiểm tra

Sau khi hoàn tất các bước trên. Sử dụng “công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc” để tìm hiểu trang của bạn. Tiến hành ấn “Xem thử” để kiểm tra xem kết quả cụ thể như thế nào.

Những loại Schema Markup phổ biến hiện nay

Theo thống kê của tạp chí SEO, có đến gần 800 loại Schema có sẵn, dựa trên từng loại nội dung mà bạn muốn đánh dấu. Tuy nhiên, việc sử dụng phổ biến nhất phải kể đến 9 loại Schema có giá trị SEO nhất, đó là:

#1. Schema Markup Person

Đánh dấu person hay còn gọi là bài viết và các thông tin liên quan đến bài viết đó. Giúp truyền đạt thông tin cơ bản về một chủ thể được đề cập đến các công cụ tìm kiếm. Từ đó giúp tối đa lưu lượng tìm kiếm về trang web của bạn

Bằng cách thêm vào nhiều đánh dấu hơn, giúp tăng khả năng nhận biết của các công cụ tìm kiếm về một thực thể nào đó trên trang web của bạn.

Đây được xem là các đánh dấu dễ nhất để cung cấp cho google về tất cả những thông tin về tác giả hay người tạo nên nội dung của trang web.

#2. Schema Markup Organization / LocalBusiness

Đánh dấu Organization hay đánh dấu Local Business được sử dụng phổ biến với những bạn đáng điều hành một doanh nghiệp địa phương. 

Việc đánh dấu này giúp tối ưu khả năng tìm kiếm về doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh việc tối ưu sự xuất hiện về nhà hàng, cửa hàng của bạn. Đánh dấu Organization / Local Business còn giúp thúc đẩy chỉ số E – A – T của bạn khá ổn.

#3. Schema Markup Product

Việc đánh dấu product được phát triển trên cơ sở những mặt hàng và sản phẩm bạn cần bán. Giúp nâng cao khả năng xuất hiện về những mặt hàng của bạn trên các công cụ tìm kiếm.

Hiện nay, việc đánh dấu này được sử dụng khá phổ biến với những bạn kinh doanh online hoặc sở hữu một trang web về thương mại điện tử.

#4. Breadcrumbs

Đánh dấu Breadcrumbs giúp việc điều hướng trang web của bạn trở nên dễ dàng hơn. Thông thường sẽ được sử dụng chèn các URL trong bài viết của bạn giúp việc điều hướng đạt hiệu quả tốt nhất.

Đánh dấu Breadcrumbs giúp cải thiện cấu trúc nội bộ về trang web của bạn. Đồng thời giúp tăng cường sự xuất hiện về những tìm kiếm cũng như lưu lượng xuất hiện về trang web của bạn

#5. Schema Markup Article

Những bạn là blogger thì không còn xa lạ với dạng đánh dấu này nữa rồi. Đánh dấu Article giúp google dễ dàng tìm kiếm thông tin về bạn. Khi đó khả năng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm về bài viết của bạn sẽ được tối ưu hơn hẳn.

Một lưu ý nhỏ trong việc đánh dấu Article đó là việc lựa chọn loại đánh dấu phù hợp với trang web của bạn. Tùy theo định hướng của bạn về những thông tin cần truyền tải để lựa chọn một loại đánh dấu rõ ràng nhất.

#6. HowTo

Đây là một dạng phổ biến, áp dụng cho trang nơi bạn giải thích về một vấn đề nào đó. Bằng việc note lại quy trình từng bước khi trình bày về vấn đề đó.

Một điểm nổi bật về đánh dấu howto đó là khả năng tối ưu cả về bài viết nội dung, hình ảnh hoặc cả video mà bạn cần truyền tải.

#7. Schema Markup FAQPage

Đây là dạng phổ biến về những câu hỏi thường gặp. Bạn sẽ đánh dấu chúng lại thành những câu trả lời ngắn gọn, xúc tích và đầy đủ nội dung cần truyền đạt.

Việc bạn sử dụng các câu hỏi, câu trả lời thường gặp nhất sẽ giúp việc các công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết bạn là điều dễ dàng. 

Bằng cách này, việc người dùng nhận được những câu trả lời nhanh chóng, ngắn gọn giúp tối ưu việc tiếp nhận thông tin từ người dùng hơn. Giúp tăng tương tác giữa trang của bạn và người dùng hơn nữa.

#8. Recipe

Đánh dấu recipe hay còn gọi dạng công thức. Được sử dụng phổ biến vào các công thức nấu ăn, bài thuốc hay những mẹo dân gian…

Việc tối ưu đánh dấu recipe giúp việc tiếp nhận thông tin về một vấn đề trở nên nhanh chóng. Đồng thời khả năng xuất hiện trong các công cụ tìm kiếm cũng được tối ưu hơn hẳn.

#9. Schema Markup VideoObject

Đây được xem là một dạng đánh dấu khá phổ biến hiện nay. Loại giản đồ này cung cấp thông tin cơ bản về video của bạn cho các công cụ tìm kiếm. 

Điều bạn cần quan tâm ở đây là chỉ định những thông tin ưu tiên xuất hiện. Bao gồm: những mô tả về clip, độ dài đoạn video, hình đại diện thu nhỏ và những thông tin khác về đoạn video.

Những lưu ý khi sử dụng Schema Markup

Việc sử dụng thành thạo Schema Markup giúp bạn hiểu chuyên sâu hơn về chuyên ngành marketing. Đồng thời việc tối ưu những tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm cũng được tốt hơn.

Để Schema Markup của bạn thu hút được nhiều những kết quả tìm kiếm hơn từ các công cụ tìm kiếm. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng Schema Markup:

#1. Tìm các lược đồ được sử dụng phổ biến nhất

Đây được xem là mẹo hay cơ bản trong việc sử dụng các công cụ hỗ trợ tìm kiếm. Được áp dụng khá phổ biến mà hiệu quả đem lại khá cao.

Trên cơ sở danh sách các lược đồ được sử dụng phổ biến. Bạn lựa chọn các dạng lược đồ phù hợp nhất với trang web của bạn

FBLQ JReE3RdW0RYnDJF4gHj24I7vgMMkxhOsiLpc8dpsuRXtegYY fSTjSIaP50ByXnfo1AO78MPNuBJ1zO

#2. Tối ưu việc sử dụng các loại lược đồ

Việc bạn sử dụng loại lược đồ phù hợp nhất đối với trang web của bạn được xem là yếu tố quyết định đến lưu lượng tìm kiếm về bài viết của bạn.

Bạn nên sử dụng tất cả các loại lược đồ bạn cần thay vì chỉ chọn một loại lược đồ duy nhất. Giúp hiệu quả tìm kiếm đạt tốt nhất.

#3. Đánh dấu càng nhiều càng tốt

Việc đánh dấu lược đồ cũng như việc bạn đoán trước được tâm lý của người dùng. Những vấn đề liên quan luôn là điều được người dùng tìm kiếm.

Chính vì vậy, việc sử dụng nhiều đánh dấu vào nhiều các loại mục ưu tiên với trang web của bạn giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết ra bạn hơn.

#4. Hạn chế lựa chọn việc ẩn phần tử trong trang web

Một lưu ý nhỏ về việc sử dụng đánh dấu lược đồ, đó là việc bạn tích chọn những mục hạn chế là điều không nên. Khi đó việc các công cụ tìm kiếm sẽ loại bỏ bạn ra những tìm kiếm hạn chế là điều tất nhiên.

Bạn không nên đánh dấu những nội dung trong DIV ẩn hoặc các phần tử trang ẩn khác để tránh làm hạn chế lưu lượng tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm về trang web của bạn.

Tham khảo thêm: https://seoon.vn/schema-markup/

Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản về Schema Markup mà SEOON.vn đã tổng hợp được. Hy vọng sẽ bổ sung kiến thức bổ ích cho bạn trong quá trình phát triển bản thân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng để lại ý kiến dưới phần bình luận.

Xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời

Call Now Button