Thuật toán Google RankBrain là ứng dụng công nghệ được Google sử dụng với mục đích thấu hiểu ý định tìm kiếm và xếp hạng các kết quả tìm kiếm sao cho phù hợp với nhu cầu của người dùng.
Để đạt thứ hạng cao trên SERPs, bài viết trên website cần được tối ưu hóa SEO theo cách mà Google RankBrain hoạt động.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được toàn bộ thông tin quan trọng về thuật toán RankBrain và các giải pháp tối ưu SEO hiệu quả cho website của bạn.
Tóm tắt nội dung
SEO và cuộc đua chất lượng nội dung
Trong những năm qua, trên mọi diễn đàn SEO, các trang mạng xã hội có rất nhiều các chủ đề bàn luận về vấn đề content và chất lượng của content đặc biệt với SEO. Đó vừa là sự đổi mới sáng tạo, vừa là cuộc đua để trang web được ranking cao nhất trên SERPs.
Nội dung là quan trọng nhưng không phải là tất cả
“Content is King” là một quan điểm khá phổ biến trong lĩnh vực content marketing, với ý nghĩa ám chỉ tầm quan trọng của nội dung trong quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cũng như tiếp thị.
Tuy nhiên, trong thực tế, nội dung sẽ không phải yếu tố duy nhất làm cho bài viết đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
Để có được hiệu quả tốt nhất, bạn còn cần chú trọng đến việc tiến hành SEO tổng thể cho website của mình và đặc biệt lưu ý đến chất lượng nội dung trong quá trình tối ưu từng bài viết.
Làm sao để Google hiểu chính xác nội dung của bạn nói gì?
Mục tiêu cao nhất của quá trình SEO đó là đạt thứ hạng cao trên SERPs – trang kết quả tìm kiếm trả về của Google. Do đó, để Google hiểu chính xác nội dung mà bạn cần truyền tải, bài viết của bạn sẽ cần đáp ứng được các tiêu chí xếp hạng của Google dựa trên cơ sở hoạt động của các thuật toán.
Muốn làm được điều này, bên cạnh xây dựng nội dung bài viết chất lượng và thực hiện các kỹ thuật SEO website, bạn còn cần hiểu được cách thức vận hành của các thuật toán mà Google sử dụng.

Làm sao để thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dùng?
Một bài viết có nội dung thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dùng cần phải đáp ứng được 2 tiêu chí. Đó là xác định được chính xác ý định tìm kiếm của người dùng và có phương pháp truyền tải nội dung hiệu quả.
Ý định tìm kiếm của người dùng (Search Intent)
Search Intent (ý định tìm kiếm) là mục đích cơ bản của người dùng khi gõ cụm từ truy vấn vào thanh công cụ tìm kiếm. Điều này xuất phát từ mong muốn của người dùng ngay tại thời điểm tìm kiếm và là lý do khiến họ thực hiện hiện hành động tìm kiếm thông tin trên Internet.
Vì vậy, để thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dùng, bài viết của bạn sẽ cần xác định được chính xác ý định tìm kiếm của họ.
Trên cơ sở đó, thấu hiểu được suy nghĩ, hành vi của người tìm kiếm và xây dựng hệ thống nội dung bài viết với các thông tin đáp ứng mong muốn của họ một cách tốt nhất có thể.
Phương pháp truyền tải nội dung
Bên cạnh nội dung đáp ứng đúng Search Intent của người dùng, phương pháp truyền tải nội dung cũng là yếu tố mà người viết cần phải chú trọng.
Với mục đích thỏa mãn được nhu cầu thông tin của người tìm kiếm, bài viết sẽ cần có phương pháp truyền tải nội dung phù hợp.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, người viết có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau để truyền tải thông điệp một cách hiệu quả tới từng đối tượng mục tiêu cần tiếp cận.
Google RankBrain và công nghệ thuật toán máy học (AI)
Giữa SEO và Google RankBrain có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, vì vậy bạn cần hiểu đúng về Google RankBrain trước khi tiến hành tối ưu bài viết của mình.
Google RankBrain là gì?
Google RankBrain là một thuật toán được xây dựng trên nền tảng trí tuệ nhân tạo AI và được Google sử dụng với mục đích sắp xếp, phân loại kết quả tìm kiếm sao cho phù hợp với ý định tìm kiếm của người dùng.
Sau khi Google chính thức xác nhận sự tồn tại của RankBrain vào ngày 26/10/2015, thuật toán này đã trở thành điều mà các SEOer cần quan tâm để tối ưu bài viết một cách tốt nhất trên Google.

Cách Google RankBrain hoạt động
Quá trình hoạt động của Google RankBrain sẽ gồm có 2 công việc, đó là thấu hiểu các truy vấn tìm kiếm của người dùng và đo lường mức độ hài lòng của họ.
Trên cơ sở đó, thuật toán này sẽ điều chỉnh kết quả tìm kiếm thông qua việc quyết định thứ hạng từ khóa theo chiều hướng mà người dùng quan tâm.
Google RankBrain thấu hiểu các truy vấn tìm kiếm của người dùng
Không chỉ so sánh các từ trong cụm truy vấn với các từ trên trang tìm kiếm một cách đơn giản, RankBrain đã biến từ khóa thành các khái niệm và đặt nó trong bối cảnh cụ thể.
Nhờ vậy, RankBrain đã có thể thật sự hiểu được mong muốn của người dùng và đưa ra các kết quả tìm kiếm theo nhu cầu của họ.
Google RankBrain đo lường mức độ hài lòng của người tìm kiếm
Thông qua cách người dùng tương tác với kết quả tìm kiếm, thuật toán RankBrain sẽ đo lường mức độ hài lòng của người tìm kiếm đối với nội dung mà họ đang tiếp cận. Cụ thể:
- Sau khi người dùng gõ cụm truy vấn vào thanh công cụ tìm kiếm, RankBrain sẽ trả về các kết quả mà có thể người dùng sẽ quan tâm.
- Sau đó, thuật toán này sẽ quan sát và phân tích các tương tác của người dùng đối với từng kết quả tìm kiếm (thông qua các yếu tố như tỷ lệ nhấp, thời gian ở lại trang, tỷ lệ thoát, chỉ số pogo-sticking…).
- Cuối cùng, RankBrain sẽ xếp hạng bài viết dựa trên các kết quả vừa phân tích. Với các bài viết có dấu hiệu tương tác tốt, Google sẽ tăng thứ hạng trên SERPs và ưu tiên tiếp cận nhiều người dùng. Ngược lại, Google sẽ không đánh giá cao các bài viết có lượt tương tác kém và sẽ không ưu tiên xuất hiện các bài viết đó cho lần tìm kiếm sau.
Tại sao Google RankBrain đáng để lưu tâm?
Từ các ý trên, có thể thấy Google RankBrain là thuật toán quan trọng mà bạn cần lưu tâm bởi đây chính là một trong những yếu tố quyết định mức độ thành công trong quá trình tối ưu hóa bài viết của bạn.
Sau khi nắm được cách thức hoạt động của RankBrain, bạn sẽ có thể tiến hành tối ưu bài viết sao cho có thể đáp ứng các tiêu chí xếp hạng của Google một cách tốt nhất.
Từ đó đưa bài viết và website của mình lọt TOP đầu trong bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm, tiếp cận và thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dùng – đồng nghĩa với việc đạt được mục tiêu cao nhất của quá trình SEO.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm thuận theo Google RankBrain
Sau khi nắm được thông tin về thuật toán RankBrain, điều tiếp theo bạn cần làm đó là tối ưu hóa bài viết của mình theo đúng phương thức hoạt động của nó. Dưới đây sẽ là thông tin về cách để tối ưu hóa bài viết của bạn.
Nghiên cứu từ khóa theo cách RankBrain hoạt động
Như đã nói ở phần trên, Google RankBrain thấu hiểu truy vấn tìm kiếm của người dùng thông qua đối sánh và phân tích từ ngữ như những khái niệm đặt trong bối cảnh cụ thể.
Điều này hoàn toàn khác biệt so với trước đây khi chưa có sự xuất hiện của RankBrain, do mức độ thấu hiểu người dùng còn hạn chế nên các từ khóa đuôi dài thường được Google ưu tiên lựa chọn.
Trước sự thay đổi cách thức hoạt động của Google thông qua thuật toán RankBrain, hiện nay các từ khóa đuôi dài đã không còn phù hợp để sử dụng khi tối ưu công cụ tìm kiếm.
Thay vào đó, bạn nên lựa chọn tối ưu các từ khóa có độ dài trung bình – loại từ khóa có khối lượng tìm kiếm ổn định và có mối liên quan tới nhiều từ khóa khác nhau mà Google RankBrain có thể dễ dàng hiểu và ưu tiên xếp hạng.
Tối ưu các thẻ meta
Với mục đích cơ bản là làm tăng lượt nhấp (CTR) vào kết quả tìm kiếm, bài viết cần chú ý đến việc tạo ra tiêu đề và thẻ mô tả có nội dung thu hút sự chú ý của người dùng.

Một số cách tối ưu hiệu quả mà bạn có thể tham khảo đó là lồng ghép tính cảm xúc, thêm các ký tự như dấu ngoặc đơn, tỷ lệ % và sử dụng số trong tiêu đề bài viết. Đối với thẻ meta, bạn nên sử dụng từ khóa trong nội dung mô tả và giải thích một cách ngắn gọn lý do người dùng nên chọn bài viết của bạn.
Tối ưu nội dung tiếp thị
Tỷ lệ thoát là một trong những yếu tố quan trọng mà RankBrain sẽ quan sát để đánh giá chất lượng website của bạn. Để giảm tỷ lệ thoát và tăng thời gian ở lại trang, điều bạn cần chú ý đó là tối ưu nội dung bài viết theo nhu cầu thông tin của người dùng một cách hợp lý.
Nội dung quan trọng ở trên
Khi click vào một bài viết, người dùng sẽ có xu hướng muốn được giải đáp thắc mắc của mình ngay lập tức. Vì vậy, bạn nên sắp xếp nội dung quan trọng lên phía trên và xếp các ý còn lại giảm dần theo mức độ quan trọng từ cao xuống thấp, hạn chế tối đa tình trạng lan man ở phần đầu.
Như vậy, người dùng sẽ nhanh chóng cảm thấy được thỏa mãn nhu cầu thông tin khi đọc bài viết của bạn và dần dần tiếp cận các thông tin liên quan bên dưới theo một cách tự nhiên.
Cung cấp thông tin cho người dùng và chứng minh
Tiếp theo, bạn hãy tập trung xây dựng hệ thống nội dung chất lượng cho bài viết. Khi người dùng cảm thấy thông tin của bài viết là hữu ích, họ sẽ ở lại bài viết lâu hơn và khi đó RankBrain sẽ ghi nhận sự tương tác tích cực với website của bạn.
Một mẹo hữu hiệu để tăng thời gian ở lại trang và giảm tỷ lệ thoát đó là sử dụng phần sapo ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề và xây dựng nội dung bài viết với độ dài lý tưởng.
Bài viết có nội dung dài sẽ giải đáp được đầy đủ truy vấn của người dùng theo cách chuyên sâu hơn và cũng sẽ khiến họ dành nhiều thời gian để đọc hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nội dung bài viết phải thật sự chất lượng, diễn đạt dễ hiểu và trình bày dễ đọc.
Sử dụng các ví dụ minh họa có kiểm chứng
Bên cạnh cung cấp thông tin mang tính lý thuyết và hàn lâm, bạn nên sử dụng linh hoạt các ví dụ minh họa để làm tăng tính tin cậy của bài viết.
Đặc biệt, các ví dụ này phải mang tính chính xác cao và đã qua kiểm chứng, tránh tình trạng đưa thông tin chưa chính xác dẫn đến giảm chất lượng của bài viết và uy tín của website.
Sáng tạo nội dung mới
Tâm lý thông thường của con người đó là không ai muốn đọc những thông tin giống nhau với tần suất nhiều lần. Vì vậy, để bài viết của mình trở nên khác biệt và gây ấn tượng với người đọc, bạn cần liên tục sáng tạo các nội dung mới, không và hạn chế tối đa việc “xào xáo” các bài viết sẵn có.

Chẳng hạn như khi nhấp vào một bài viết có nội dung giống với bài viết đã từng đọc, người dùng sẽ có xu hướng trở lại trang tìm kiếm và nhấp vào một bài viết khác với mong muốn tiếp cận những thông tin mới hơn và đầy đủ hơn.
Nếu như rơi vào tình trạng này, RankBrain sẽ ghi nhận chỉ số pogo-sticking của website đang tăng. Sau khi thấy rằng người dùng không hài lòng với nội dung đó, RankBrain sẽ hạ thứ hạng bài viết của bạn.
Ngoài ra, việc sáng tạo nội dung mới còn là cách để tránh tình trạng Google quét ra nội dung trùng lặp và hạn chế sự xuất hiện của bài viết trên trang công cụ tìm kiếm.
Tối ưu hóa các từ đồng nghĩa, thuật ngữ thay thế
Với thuật toán RankBrain, Google sẽ hiểu truy vấn của người dùng thông qua suy luận các cụm từ liên quan tới từ khóa. Vì vậy, để bài viết được tối ưu hóa, bên cạnh từ khóa chính, bạn nên sử dụng thêm các từ khóa phụ, từ khóa đồng nghĩa, từ khóa ngữ nghĩa (LSI Keywords) và các thuật ngữ thay thế khác.
Ví dụ như với bài viết có từ khóa chính là “du lịch Ninh Bình”, bạn có thể tối ưu bài viết với các từ khóa phụ (du lịch tại Ninh Bình, du lịch ở Ninh Bình…), từ khóa đồng nghĩa (tham quan, nghỉ dưỡng…), từ khóa LSI (book tour du dịch, đặt homestay, đặc sản, danh lam thắng cảnh, di tích cố đô…).
Tối ưu liên kết nội bộ
Bên cạnh tối ưu từ khóa, bạn nên sử dụng liên kết nội bộ một cách hợp lý để tối ưu bài viết.
Có 2 cách tối ưu internal link phổ biến đó là liên kết đến bài viết có nội dung tương tự để cung cấp thêm thông tin cho người dùng và liên kết đến bài viết có nội dung cụ thể hơn để tăng khả năng chuyển đổi tùy theo mục đích của từng bài viết.
Sử dụng dịch vụ SEOON
Để tối ưu hóa SEO theo các tiêu chí Google RankBrain, giải pháp hữu hiệu nhất cho bạn đó là sử dụng dịch vụ SEOON – dịch vụ SEO website uy tín và chất lượng hàng đầu hiện nay.
Tối ưu Technical và tăng trải nghiệm người dùng
Được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ chuyên gia SEO tại Nef Digital, dịch vụ SEOON cung cấp giải pháp tối ưu Technical SEO cho website của bạn với các kỹ thuật SEO chuyên sâu và hiệu quả.
Thông qua đó, SEOON sẽ khiến quá trình vận hành website có được hiệu suất làm việc cao hơn, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng khả năng chuyển đổi và đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Tối ưu hóa content chất lượng cao
Áp dụng mô hình kỹ thuật SEO chuẩn xác và chuyên nghiệp như sử dụng kỹ thuật LSI, Thematic, Topic cluster, Schema Markup,…
SEOON cung cấp cho website hệ thống content chất lượng cao đáp ứng theo các tiêu chí chuẩn SEO và chuẩn Sales trên toàn bộ các nội dung được thực hiện. Nhờ vậy, website của bạn sẽ được tối ưu hóa một cách hiệu quả và tăng trưởng thứ hạng bền vững trên trên các công cụ tìm kiếm hiện nay.
Lời kết
Tóm lại, để bài viết đạt thứ hạng cao trên SERPs, bài viết của bạn cần được tối ưu theo các tiêu chí hoạt động của thuật toán RankBrain do Google sử dụng. Nếu cần được hỗ trợ, bạn có thể liên hệ dịch vụ SEOON để tối ưu website của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả.