Thuật toán Google Panda là một thuật toán được Google sử dụng để sắp xếp thứ hạng website dựa trên quy tắc nâng cao vị trí của những nội dung chất lượng và loại bỏ những nội dung xấu.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà các SEOer cần chú ý trong quá trình tối ưu SEO để tránh khỏi “án phạt” và tăng thứ hạng website của mình trên bảng xếp hạng Google.
Tóm tắt nội dung
3 điều bạn cần biết về Thuật toán Panda
Thuật toán Panda là gì?
Dựa trên các tiêu chí hoạt động của thuật toán Panda, Google sẽ loại bỏ các nội dung kém chất lượng và xếp hạng website trên SERPs một cách công bằng, tránh tình trạng website đạt top cao nhờ SEO mũ đen hoặc spam web (tìm hiểu thêm).
Mục tiêu của Google khi sử dụng thuật toán Panda
Thông qua quá trình phát triển của thuật toán Panda (từ khi ra mắt vào tháng 2/2011 đến khi chính thức hoàn thiện vào năm 2013 với quá trình cập nhật thường xuyên và liên tục), có thể thấy Google đã rất quan tâm đến việc nâng cao khả năng hoạt động của thuật toán với ba mục tiêu chính:
- Cải thiện trải nghiệm người dùng: Khi sử dụng công cụ tìm kiếm, mục đích của người dùng là được thõa mãn nhu cầu thông tin thông qua những kết quả tìm kiếm chất lượng. Do đó, để nâng cao trải nghiệm của người tìm kiếm, Google cần loại bỏ những nội dung rác, spam, trùng lặp hay không uy tín. Thay vào đó, cần nâng cao thứ hạng của những nội dung chất lượng và đưa chúng đến gần hơn với người dùng.
- Khuyến khích content chất lượng và hạn chế content “rác”: Bằng việc xếp hạng các kết quả tìm kiếm một cách công bằng, Google hướng đến khuyến khích các website phát triển khả năng sáng tạo và nâng cao chất lượng bài viết của mình. Đồng thời hạn chế tối đa sự xuất hiện của các nội dung kém chất lượng gây ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng và thiệt thòi đối với các website chân chính.
- Giữ gìn uy tín của Google: Google là công cụ tìm kiếm phổ biến và vô cùng nổi tiếng. Tuy nhiên, trên không gian mạng vô tận, Google vẫn chỉ là một trong những công cụ hiện có trên hệ thống Internet hiện nay. Để giữ vững vị thế là công cụ tìm kiếm hàng đầu, Google luôn không ngừng tìm cách phát triển để duy trì vị trí số một trong lòng cho người sử dụng. Vì vậy, nâng cao chất lượng của các kết quả tìm kiếm là một việc làm tất yếu để Google giữ vững uy tín của mình.
Thuật toán Panda hoạt động như thế nào?
Thuật toán Panda hoạt động theo phương thức rà soát nội dung từ các website và đề ra “án phạt” theo các tiêu chí được lập trình sẵn. Cụ thể, Google Panda sẽ nhắm vào các website có các dấu hiệu dưới đây.
Nội dung sơ sài, chất lượng thấp
Đây là trang web với những bài viết có nội dung rất ngắn, vắn tắt, thiếu ý, thiếu thông tin chuyên sâu. Những website này thường không cung cấp hoặc cung cấp rất ít giá trị cho người đọc.
Như đã đề cập ở phần trên, một trong những mục tiêu của Google là đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Vì vậy, thông qua thuật toán Panda, Google sẽ thường xuyên kiểm tra chất lượng nội dung và loại bỏ những website không có khả năng mang lại lợi ích cho người tìm kiếm.
Nội dung trùng lặp
Xét theo tâm lý tự nhiên, con người sẽ không muốn dành thời gian để tiếp cận những thông tin giống nhau khi tìm kiếm câu trả lời cho một cụm truy vấn. Thay vào đó, họ cần những câu trả lời đa dạng, phong phú để được thỏa mãn nhu cầu thông tin một cách tốt nhất.

Do đó, thuật toán Panda đánh giá rất thấp những trang web chứa nội dung trùng lặp thông qua copy từ nhiều nguồn trên Internet. Tuy nhiên, đôi khi điều này cũng xảy ra với những website có nội dung chính chủ, không sao chép nhưng lại ít biến đổi và thiếu sáng tạo.
Để xét trùng lặp giữa các bài viết, thuật toán Panda sẽ dựa trên các yếu tố như nội dung mỗi content SEO, thẻ meta description, thẻ heading, khung design…
Nội dung không đáng tin cậy
Những website chứa nội dung được tạo ra bởi các nguồn chưa được xác minh hoặc được xác minh là không uy tín cũng sẽ dễ dàng lọt vào tầm ngắm của thuật toán Google Panda.
Để mang lại thông tin hữu ích nhất cho người dùng, Google sẽ thẳng tay loại bỏ những nội dung không đáng tin cậy.
Trong thời đại 4.0 hiện nay khi đa số thông tin đều được tìm kiếm từ Internet, những nội dung không đúng sự thật sẽ dễ dàng ảnh hưởng tiêu cực đến đại đa số người dùng.
Đặc biệt, việc loại bỏ những bài viết không uy tín còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực như y tế, sức khỏe hay pháp luật bởi đây là những lĩnh vực đòi hỏi có tính xác minh cao.
Một bài viết với những thông tin không chính xác sẽ gây tác động gián tiếp (hoặc thậm chí là trực tiếp) tới sức khỏe, hoặc tệ hơn là ảnh hưởng đến tính mạng của người đọc.
Nội dung “đánh lừa”
Trang web có nội dung “đánh lừa” là dạng trang web thường gây thất vọng và khiến người dùng cảm thấy khó chịu khi tốn thời gian để click vào những kết quả tìm kiếm không có giá trị.
Để tăng tỷ lệ nhấp, những bài viết này sẽ sử dụng những từ ngữ có tác dụng thu hút người dùng theo dạng “hứa” sẽ cung cấp kết quả ngay khi họ nhấn vào bài viết.
Tuy nhiên thực chất nội dung bài viết sẽ không khớp với truy vấn tìm kiếm và không có thông tin người dùng cần.
Tỷ lệ quảng cáo cao
Đây là dạng trang web kiếm tiền từ quảng cáo và đặt banner. Vì vậy nó thường sẽ không chứa hoặc chứa rất ít nội dung có giá trị thực sự.
Hãy thử tưởng tượng bạn đang cần tìm kiếm câu trả lời cho thắc mắc của mình ngay lập tức, thật khó chịu và phiền phức khi click vào những bài viết dày đặc quảng cáo và không có thông tin bạn cần tìm.
Vì thế, những website quá lạm dụng quảng cáo sẽ dễ dàng rơi vào “danh sách đen” của Google.
Website bị chặn bởi người dùng
Một dấu hiệu dễ dàng cho thấy “đây là website kém chất lượng” đó là bị chặn trực tiếp bởi người dùng. Thông thường, người dùng sẽ ít khi chặn một trang web nào đó khi sử dụng công cụ tìm kiếm.
Thậm chí là khi nó không mang lại giá trị hoặc khiến người đọc không vừa ý, đơn giản là chúng ta chỉ thoát khỏi nó và click vào kết quả tiếp theo.
Vì vậy, một trang web bị người dùng chặn sẽ chứng tỏ đó là một trang web chất lượng cực thấp và sẽ dễ dàng dính “án phạt” của thuật toán Panda.
Content Farm
“Content farm” (hay “trang trại nội dung”) là trang web hoạt động theo hình thức spam thông qua việc thu thập và copy ý tưởng, nội dung của các trang web khác, sau đó chèn thêm từ khóa và tối ưu SEO tốt hơn các website gốc.
Đây là các website tồn tại với mục đích chính là tìm mọi cách để tăng thứ hạng trên SERPs mà không phải là cung cấp giá trị cho người dùng.
Khi so sánh giữa hai dạng trang web, thật bất công khi những “Content farm” này lại được xếp hạng cao hơn những website có nội dung chất lượng.
Do đó, để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, thuật toán Google Panda sẽ thực hiện rà soát và phạt những trang web có dấu hiệu hoạt động như một “trang trại nội dung”.
Cách nhận biết website đã bị Panda “ghé thăm”
Để nhận biết “án phạt” của thuật toán Panda, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
- Lượng traffic tự nhiên giảm dần và tụt dốc nghiêm trọng sau một khoảng thời gian. Đồng thời, các chỉ số khác của website cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
- Trường hợp trang web của bạn sử dụng Google Webmaster Tool, Google sẽ gửi cảnh báo liên quan khi vi phạm tiêu chí hoạt động của thuật toán.
- Một số bài viết trên trang bị mất index và nhận được báo cáo spam được gửi từ Google Search Console.
Cách tối ưu website tránh “án phạt” của Google Panda
Trong quá trình SEO website, các SEOer cần chú ý tới việc xây dựng website và tối ưu SEO một cách lành mạnh, tránh tình trạng vi phạm các tiêu chí hoạt động và dính “án phạt” bởi thuật toán Panda. Dưới đây là một số phương pháp mà bạn có thể áp dụng.

Nâng cao chất lượng content
Content là yếu tố mà thuật toán Panda chú trọng hàng đầu khi đánh giá chất lượng của một trang web. Vì vậy, khi triển khai kế hoạch content marketing, bạn cần chú ý xây dựng nội dung chuyên sâu, sáng tạo và đáng tin cậy, loại bỏ content kém chất lượng, sử dụng liên kết một cách hợp lý và không spam quảng cáo.
Xây dựng nội dung chuyên sâu, sáng tạo và đáng tin cậy
Để tránh bị “quét” bởi thuật toán Panda, bạn cần xây dựng website với hệ thống content được đầu tư kỹ càng dựa trên những nghiên cứu chuyên sâu và mở rộng về chủ đề mà bài viết đang hướng đến.
Hãy cố gắng đem lại thật nhiều thông tin hữu ích cho người dùng theo môt trình tự hợp lý và cho Google thấy được mức độ giá trị trong bài viết của bạn.
Đặc biệt, bạn nên triển khai nội dung bài viết của mình một cách sáng tạo và hạn chế tối đa tình trạng trùng lặp do copy từ các nguồn thông tin khác.
Những thông tin có trong bài viết cũng cần được xác thực và kiểm chứng là chính xác và đáng tin cậy, tuyệt đối tránh cung cấp thông tin chưa được xác minh hoặc xác minh là không uy tín.
Loại bỏ content kém chất lượng
Trong quá trình nâng cao chất lượng trang web, bên cạnh cải thiện nội dung những bài viết có chất lượng chưa tốt, với những bài viết có chất lượng thấp và không thể sửa chữa, bạn nên loại bỏ chúng khỏi website của mình để tránh gây ảnh hưởng đến những phần nội dung còn lại.
Để làm được điều này, cách đơn giản nhất là bạn hãy đặt mình vào vị trí của người tìm kiếm. Hãy nhận định chất lượng bài viết trên website của mình một cách trung thực, chỉ ra những bài viết không có giá trị và sau đó tiến hành loại bỏ.
Không spam quảng cáo
Mặc dù đối với một số trang web, quảng cáo từ các thương hiệu là nguồn thu nhập đáng kể, nhưng spam quá nhiều quảng cáo trên trang web sẽ khiến người dùng cảm thấy phiền phức và dễ dàng bị phạt bởi thuật toán Panda.
Do vậy, điều bạn cần làm đó là giữ tỷ lệ quảng cáo ở mức vừa phải và dẫn dắt người đọc một cách hợp lý, tránh tình trạng lạm dụng quá mức gây ảnh hưởng tiêu cực cho website của mình.
Thu hút lượng traffic tự nhiên và tạo thiện cảm với người tìm kiếm
Để thu hút lượng traffic tự nhiên, bạn nên thực hiện SEO tổng thể website và chú trọng đến chất lượng của từng bài viết. Tuyệt đối không nên sử dụng các phần mềm để tăng lượng truy cập mà thay vào đó, hãy tận dụng traffic thông qua các phương thức khác như các hội nhóm, mạng xã hội hay sử dụng linh hoạt các liên kết từ các bài viết có liên quan.
Đặc biệt, hãy cố gắng tạo thiện cảm với người tìm kiếm để giữ chân họ ở lại trang web lâu hơn bằng cách xác định chính xác Search Intent, cung cấp nhanh chóng, đầy đủ những thông tin họ cần, xây dựng bài viết có dung lượng dài và dẫn dắt họ đến các nội dung chuyên sâu hơn một cách khéo léo.
Thông qua các dấu hiệu như tỷ lệ ở lại trang tăng và tỷ lệ thoát giảm, Google sẽ nhận thấy người dùng đang hài lòng với website của bạn và ưu tiên website của bạn trên bảng kết quả trong những lần tìm kiếm tiếp theo.
Cải thiện tỷ lệ CTR
Tỷ lệ CTR (Click Through Rates) là tỷ lệ nhấp chuột vào website trên tổng số lần website hiển thị. Thông qua tỷ lệ CTR, Google sẽ đánh giá mức độ thu hút người dùng đối với trang web. Đây là một dấu hiệu tốt có vai trò như một “điểm cộng” trong quá trình đánh giá chất lượng của thuật toán Panda.
Vì vậy, hãy chú ý từng chi tiết nhỏ như tên website, tiêu đề bài viết, thẻ meta description hay thiết kế cấu trúc website tối ưu cho mọi thiết bị tìm kiếm… để gây ấn tượng tốt nhất với người dùng giữa vô vàn các kết quả trên SERPs.
Khi thành công thu hút sự chú ý của người đọc và gây cho họ sự tò mò, hứng thú để truy cập vào bài viết, bạn đã góp phần làm tăng tỷ lệ nhấp chuột vào website – bước đầu thành công trong quá trình SEO website của bạn.
Sử dụng dịch vụ SEOON
Ngoài những cách trên, một phương pháp hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để tối ưu website của mình và tránh “án phạt” của thuật toán Panda đó là sử dụng SEOON – dịch vụ SEO website uy tín và chất lượng.

Được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ chuyên gia SEO giàu kinh nghiệm tại Nef Digital, SEOON cung cấp cho website của bạn dịch vụ tối ưu SEO website lành mạnh với kỹ thuật SEO chuyên sâu và hiệu quả.
Nhờ đó, website sẽ tăng trưởng một cách bền vững, đạt thứ hạng cao trên SERPs và không bị ảnh hưởng tiêu cực từ thuật toán Panda của Google.
Lời kết
Thuật toán Panda là một công cụ hữu hiệu của Google trong việc đánh giá chất lượng và xếp hạng website trên trang kết quả tìm kiếm.
Để tối ưu SEO một cách tốt nhất, bạn nên chú trọng đến các tiêu chí hoạt động của thuật toán Panda, tránh những “án phạt” không đáng có, nâng cao chất lượng và thứ hạng website của mình.