Cấu trúc Silo là phương pháp tối ưu website thông qua việc xây dựng hệ thống nội dung liên quan đến một chủ đề nhất định. Đây là dạng cấu trúc có vai trò thiết yếu trong việc hình thành tính logic, nâng cao thứ hạng cho website và là yếu tố quan trọng trong kỹ thuật SEO mà các SEOer cần chú ý.
Bằng việc cung cấp các thông tin chi tiết về cấu trúc Silo và quy trình tối ưu SEO website trên cơ sở ứng dụng cấu trúc Silo, bài viết sẽ đề xuất các giải pháp dành cho bạn để cải thiện chất lượng và nâng cao thứ hạng website trên Google.
Tóm tắt nội dung
Tổng quan về cấu trúc Silo
Cấu trúc Silo là gì?
Cấu trúc Silo là dạng cấu trúc website được xây dựng theo hệ thống các nội dung cùng liên quan đến một chủ đề cụ thể. Trong cấu trúc Silo, các nội dung liên quan đến nhau sẽ được xếp vào cùng một nhóm, các nhóm nội dung sẽ được phân cấp theo thứ bậc, từ chung đến riêng và từ trên xuống dưới.
Vai trò của cấu trúc Silo
Cấu trúc Silo đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình vận hành website của bạn. Khi sử dụng cấu trúc Silo, website sẽ được sắp xếp một cách khoa học, logic và đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng khi có thể dễ dàng tìm kiếm và theo dõi những nội dung mình quan tâm.
Bên cạnh đó, cấu trúc Silo còn giúp làm tăng mức độ liên kết của nội dung có trong website và nâng cao tính liên quan giữa các từ đồng nghĩa có trong cụm truy vấn – một trong những yếu tố cần thiết để tối ưu hóa kết quả tìm kiếm. Từ đó mở rộng phạm vi tiếp cận người dùng và tăng khả năng xếp hạng website trên SERPs.
Phân loại cấu trúc Silo
Cấu trúc Silo gồm có 2 loại là Silo vật lý và Silo ảo.
Silo vật lý
Silo vật lý là cấu trúc Silo được thiết lập thông qua việc xây dựng và sắp xếp các URL liên kết các thư mục có nội dung liên quan tới nhau.
Nói một cách dễ hiểu, hình thức của cấu trúc Silo vật lý cũng tương tự như cách chúng ta phân loại, sắp xếp các loại tài liệu trong thư viện theo mức độ liên quan từ rộng đến hẹp.
URL được thiết lập dưới dạng cấu trúc Silo vật lý thường được xác định dưới dạng: “tên domain/silopage/sub-silopage”.
Sau đây là một ví dụ về cấu trúc Silo vật lý:
- Tên domain: https://seoon.vn/
- Silopage: https://seoon.vn/blog/
- Sub-silopage: https://seoon.vn/blog/google-rankbrain/
Silo ảo
Cấu trúc Silo ảo là hình thức sử dụng Internal Link để liên kết các nội dung liên quan đến nhau một cách tối đa, tách rời khỏi các nội dung không liên quan với mục đích tăng cường sức mạnh cho trang đích.
Thông qua việc sử dụng cấu trúc Silo ảo, website sẽ được thống nhất chặt chẽ về mặt nội dung và hình thức. Khi cấu trúc liên kết càng được sử dụng chính xác, trang đích sẽ càng có thêm sức mạnh và càng có cơ hội nâng cao thứ hạng trên trang tìm kiếm của người dùng.
Bạn có thể hình dung về cấu trúc Silo ảo thông qua ví dụ sau:
- Tên domain: https://seoon.vn/
- Silopage: https://seoon.vn/blog/
- Sub-silopage: https://seoon.vn/google-rankbrain/
Lợi ích của cấu trúc Silo trong SEO
Trong quá trình tối ưu website, bạn nên chú trọng đến việc xây dựng cấu trúc Silo bởi đây là phương pháp đem lại rất nhiều lợi ích cho website của bạn.
Tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho người dùng
Bằng việc sắp xếp các nội dung trên website một cách khoa học và logic, cấu trúc Silo giúp người dùng có được trải nghiệm tốt hơn khi có thể dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận những thông tin mà mình cần tìm kiếm.
Đặc biệt, khi người dùng truy cập vào một website có sử dụng cấu trúc Silo, họ sẽ có thể tiếp thu thông tin một cách đầy đủ và chuyên sâu hơn khi các nội dung liên quan đến nhau được sắp xếp theo một trình tự hợp lý.
Trên cơ sở đó, người dùng sẽ cảm thấy nhu cầu thông tin của mình được thỏa mãn và có thiện cảm hơn với website của bạn.
Tăng tỷ lệ ở lại trang và giảm tỷ lệ thoát
Xét theo tâm lý thông thường của người dùng, khi nhận thấy càng đi sâu hơn sẽ càng nhận được nhiều thông tin hơn, họ sẽ có xu hướng dành nhiều thời gian hơn để tìm kiếm thông tin tại website của bạn.
Để tăng tỷ lệ ở lại trang của người dùng, công thức lý tưởng mà bạn có thể áp dụng đó là xây dựng nội dung chất lượng và điều hướng nội dung hợp lý.
Cấu trúc Silo sẽ giúp bạn làm được điều đó khi thực hiện điều hướng thông tin người dùng thông qua việc liên kết các nội dung liên quan đến nhau theo trình tự logic. Lúc này, tỷ lệ ở lại trang sẽ có xu hướng tăng và tỷ lệ thoát có chiều hướng giảm.
Google sẽ nhận thấy sự hài lòng của người dùng đối với nội dung mà họ tiếp cận, từ đó nâng cao thứ hạng website và ưu tiên sự xuất hiện của website trên SERPs.
Tối ưu hóa việc tìm kiếm các cụm truy vấn
Cấu trúc Silo giúp làm tăng mức độ liên quan của các chủ đề chung có trên website và tối ưu sự xuất hiện của các từ đồng nghĩa trong cụm từ truy vấn.
Khi Google sắp xếp thứ hạng của một từ khóa chung, sự liên kết giữa các chủ đề sẽ kéo theo thứ hạng website của bạn. Nhờ đó, sự xuất hiện của website sẽ được tăng lên và lượng traffic cũng được nâng cao.
5 bước tối ưu SEO website với cấu trúc Silo
Quá trình xây dựng cấu trúc Silo để tối ưu SEO website được diễn ra qua 5 bước: xác định chủ đề website, xây dựng cấu trúc Silo, sử dụng link liên kết, triển khai nội dung bài viết và phát triển, duy trì cấu trúc Silo.
Bước 1: Xác định chủ đề website
Tại bước này, bạn cần quan sát và thực hiện 3 công việc, bao gồm xác định chủ đề, lựa chọn tên domain và phân tích đối thủ.
- Xác định chủ đề: Để tối ưu website, bước đầu tiên bạn cần làm đó là xác định chủ đề chính mà mình sẽ tạo dựng và hướng phát triển của website trong tương lai. Công việc này sẽ có vai trò định hình nội dung và tạo cơ sở để sắp xếp trình tự nội dung sẽ triển khai theo cấu trúc Silo.
- Lựa chọn tên domain: Với tên miền, bạn nên lựa chọn cái tên phù hợp với chủ đề website đã xác định. Điều này sẽ tạo nên sự thống nhất ban đầu về nội dung và đồng thời khiến Google có thể dễ dàng nhận diện website của bạn.
- Trường hợp đang bắt đầu xây dựng website: Bạn có thể đặt tên domain dựa trên việc tham khảo các từ khóa ngắn có lượt tìm kiếm cao trong chủ đề mình lựa chọn.
- Trường hợp đã có sẵn website: Bạn nên xác định những từ khóa đang có xếp hạng cao để biết được Google hiện đang thấu hiểu website của bạn theo hướng chủ đề nào. Từ đó tiến hành định hướng lại website sao cho hợp lý nhất.
- Phân tích đối thủ: Trong quá trình tối ưu website, phân tích đối thủ là một hoạt động không thể thiếu. Khi bắt tay vào xây dựng website của mình, bạn nên quan sát những đối thủ hiện đang đứng đầu trong bảng xếp hạng. Tiếp đó phân tích những điều họ đang làm thông qua các yếu tố như cách sắp xếp cấu trúc Silo, cách triển khai bài viết hay cách tối ưu liên kết… Vị trí hiện tại của họ đã thể hiện rằng họ đang được Google đánh giá cao. Vì vậy, bạn nên xây dựng website với các điểm tương đồng như bên đối thủ để tăng mức độ nhận diện và đáp ứng các tiêu chuẩn xếp hạng của Google.
Bước 2: Xây dựng cấu trúc Silo
Từ chủ đề chính của website, bạn sẽ bắt đầu quá trình phân chia chủ đề đó thành các nội dung nhỏ có mối quan hệ mật thiết với nhau và đưa chúng vào cấu trúc Silo.
Nghiên cứu từ khóa
Để xác định các nhóm nội dung thuộc chủ đề chính, bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa để tìm kiếm các từ khóa liên quan với phạm vi từ rộng đến hẹp. Trong đó, chú ý đến các từ khóa có lượt tìm kiếm cao và có tiềm năng kéo về lượt traffic lớn.
Sau đó, tiến hành xây dựng ý tưởng trên cơ sở hệ thống lại các nội dung vừa tìm được để tạo nên một bản phác thảo hoàn chỉnh về mô hình cấu trúc Silo sắp triển khai.
Triển khai cấu trúc Silo
Khi xây dựng cấu trúc Silo, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 dạng là Silo vật lý và Silo ảo, hoặc cũng có thể kết hợp cả 2 dạng cấu trúc để đạt được hiệu quả như mong muốn. Có 3 cách phổ biến để triển khai cấu trúc Silo như sau:
- Silo Storage là phương pháp sử dụng linh hoạt các liên kết nội bộ để phân phối sức mạnh cho website và dẫn đến trang đích một cách hợp lý. Tránh rơi vào tình trạng bị Google nhận định là spam khi chỉ tập trung dẫn link đến các landing page.
- Silo Category là phương pháp xây dựng cấu trúc website theo hướng lựa chọn chủ đề có thể triển khai đa dạng thành các chuyên mục nhỏ và tiếp tục phân chia thành các chuyên mục nhỏ hơn nữa. Sau đó tiến hành xây dựng các nội dung cụ thể trong từng nhóm nội dung đã xác định và liên kết giữa các bài viết lại với nhau.
- Silo Circle là phương pháp tạo ra mối liên hệ vòng tròn của các nội dung xoay quanh một trang Silo, sau đó liên kết trực tiếp đến website và tạo ra các tín hiệu liên quan đến công cụ tìm kiếm.

Bước 3: Sử dụng link liên kết
Bước tiếp theo sau khi đã xây dựng cấu trúc Silo đó là sự dụng các link liên kết để tạo sự liên quan và tăng sức mạnh cho website của mình. Thông thường, có 3 loại liên kết bạn nên kết hợp sử dụng đó là Internal Link, Inbound Link và External Link.
- Internal Link là dạng liên kết nội bộ được dùng để kết nối các nội dung liên quan đến nhau trong cùng một domain. Khi sử dụng Internal Link, bạn nên dẫn dắt người dùng một cách khéo léo và dùng từ khóa chính làm anchor text.
- Inbound Link là tạo sự liên kết theo dạng backlink – đặt link trên các website khác với mục đích hướng về website của bạn. Khi được kéo traffic từ các trang web uy tín khác, dạng liên kết này sẽ làm tăng sức mạnh cho website và nâng cao thứ hạng của từ khóa.
- External Link (hay Outbound Link) là dạng liên kết đặt tại website của bạn và hướng đi các website khác. Nói một cách dễ hiểu, Inbound Link và Outbound Link hoạt động tương tự như mối quan hệ “có qua có lại”. Nếu như chỉ nhận backlink mà không trỏ đi các website khác, Google sẽ không đánh giá cao và coi đó là mối liên kết “không tự nhiên”. Vì vậy bạn nên sử dụng External Link để liên kết nội dung với các trang web uy tín trong cùng lĩnh vực và làm tăng sự tín nhiệm của Google.
Bước 4: Triển khai các bài viết có nội dung liên quan đến cấu trúc Silo
Trên cơ sở các ý tưởng được xác định trong cấu trúc Silo, bạn cần tiếp tục triển khai việc sáng tạo các bài viết có nội dung hoàn chỉnh. Để đạt thứ hạng cao trên SERPs, bạn nên tham khảo số lượng và chất lượng content hiện tại của các website đối thủ.
Sau khi nắm được thông tin từ việc phân tích và so sánh, bạn sẽ tiến hành tối ưu content của mình sao cho ở mức ngang hàng và tiếp đó là cao hơn họ để có thể dễ dàng vượt qua họ và lọt top Google.
Bước 5: Phát triển và duy trì cấu trúc Silo
Bước cuối cùng trong quá trình tối ưu website theo cấu trúc Silo là tiếp tục phát triển và duy trì cấu trúc Silo bền vững. Bạn nên chú ý tới việc đảm bảo chất lượng đồng đều giữa các Silo page, đồng thời tối ưu trọn vẹn từng nhóm chủ đề để đạt được hiệu quả tốt nhất cho website của mình.
Sử dụng dịch vụ SEOON để tối ưu SEO website
Để tối ưu SEO website, sử dụng dịch vụ SEOON là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả nhất giúp website của bạn nhanh chóng đạt thứ hạng cao trên Google. SEOON là dịch vụ SEO uy tín được nghiên cứu và phát triển từ đội ngũ chuyên gia tại Nef Digital.
Bằng việc áp dụng các kỹ thuật SEO chuyên sâu và chuẩn xác, SEOON đem lại giải pháp tối ưu website hiệu quả, đảm bảo nâng cao vị trí của website trên bảng xếp hạng và tăng hiệu suất làm việc trên cơ sở tiết kiệm thời gian, chi phí tối đa trong quá trình vận hành.
Lời kết
Cấu trúc Silo là dạng cấu trúc có vai trò quan trọng trong quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO mà bạn cần tập trung sử dụng để nâng cao thứ hạng cho website trên SERPs. Khi xây dựng website với cấu trúc Silo, bạn nên thực hiện theo quy trình các bước như trên.