Chi phí thấp là một yếu tố được quan tâm khi chúng ta tập trung phát triển content. Tuy nhiên, cách tạo content hiệu quả sẽ cần xét trên tổng thể giá trị chuyển đổi mang lại.
Chi phí thấp là cách tính với tỷ lệ ROI được tối ưu thay vì đơn giá tính toán cho mỗi content được tạo ra.
Không giống với các hình thức marketing online khác, content marketing là phương thức hoạt động mang lại kết quả lâu bền và đòi hỏi doanh nghiệp cần sự kiên nhẫn.
Tóm tắt nội dung
Tạo content theo kênh phù hợp
Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn sản xuất và phân phối nội dung thông qua các kênh miễn phí vừa tiết kiệm được ngân sách cho doanh nghiệp, vừa tiếp cận được khách hàng tiềm năng. Một số kênh miễn phí như: Facebook, Instagram, TikTok hay Blog Website,…
Tuy nhiên, các nền tảng miễn phí thường không tránh khỏi sự cạnh tranh cao, bạn chỉ có thể dùng chất lượng nội dung để cạnh tranh. Mỗi nền tảng sẽ phù hợp với loại nội dung khác nhau.
Tập trung xây dựng nội dung tiết kiệm chi phí.
Có rất nhiều nội dung mà bạn có thể lựa chọn sản xuất. Bình thường, một đối tượng mục tiêu có thể yêu thich 2-3 hoặc thậm chí là nhiều loại nội dung khác nhau. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể kết hợp các loại nội dung đó với nhau để thu hút khán giả.
Mỗi loại nội dung khi được tạo ra sẽ có chi phí sản xuất và lợi ích mang lại khác nhau. Lợi ích ở đây là những con số về lưu lượng truy cập, lượt đăng ký, lượt chia sẻ,…
Có 3 bước đơn giản mà những người làm sáng tạo nội dung có thể sử dụng để tìm ra loại nội dung hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất trong lĩnh vực mà bạn sáng tạo:
Bước 1: Đánh giá chi phí các loại nội dung
Bạn cần thiết lập một bảng chi phí cơ bản cho mọi loại nội dung có thể sản xuất bao gồm: Blog post, Video, Infographic, Slideshow, Animation, Podcast,… Chi phí cho mỗi loại sẽ thay đổi dựa trên ngành hàng mà bạn đang thực hiện, nhưng bạn có thể khoanh vùng phạm vi chính xác bằng 3 cách:
- Nhận báo giá từ freelancer chuyên làm về loại nội dung đó
- Sử dụng đánh giá ước tính từ các nguồn công khai
- Xác định thời gian để bạn có thể tự hoàn thành nó, sau đó nhân với chi phí giờ công của bạn.
Ví dụ: Ở Việt Nam, giá trung bình để tạo ra các bài content ngắn, hàng ngày là 50.000/ bài. Mức phí này sẽ dao động từ 200.000 – 300.000/ bài đối với những bài viết đòi hỏi hỏi chất lượng chuyên môn, đáp ứng mục tiêu dài hạn.
Về phần video, chi phí để làm ra một video hoàn chỉnh sẽ dao động từ 3 triệu đến trên 15 triệu tuỳ mức độ cơ bản hay cao cấp.
Bước 2: Đánh giá hiệu suất nội dung của đối thủ cạnh tranh
Nếu bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo nội dung thì điều này là rất đơn giản, chỉ cần tạo một bảng tính để theo dõi chỉ số hiệu suất của từng loại nội dung. Cụ thể, chỉ số đó là sự kết hợp giữa
- Lưu lượng truy cập
- Lượt chia sẻ
- Bình luận
- Lượt đăng ký
- Backlink

Nếu bạn là người mới trong lĩnh vực này thì hãy phân tích chỉ số đó dựa trên các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo trên các nền tảng / thương hiệu lớn nhất cho từng loại nội dung. Ví dụ:
- Blog Post: Blog
- Video: Youtube
- Trình chiếu: Slideshare
Bước 3: Đánh giá hiệu suất và lựa chọn loại hình phù hợp
Khi đã có chi phí của từng loại nội dung cũng như kết quả chỉ số, bạn có thể lựa chọn một đến hai loại nội dung hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất so với những loại còn lại để tập trung sản xuất trong tương lai.
Một nội dung – Đa nền tảng
Một nội dung dài, cung cấp rất nhiều thông tin thường được viết dưới dạng bài đăng trên Blog.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chia nhỏ nội dung bài viết đó ra thành các Post đăng Facebook với lượng thông tin cung cấp vừa đủ hoặc chuyển nội dung đó sang định dạng video để đăng trên TikTok hoặc Youtube.
Để việc sản xuất nội dung đạt hiệu quả với mức chi phí thấp, bạn có thể biến một nội dung thành nhiều bài viết đăng trên các nền tảng khác nhau
Xây dựng Outline Content hiệu quả
Outline quyết định chất lượng bài viết của bạn!
Bài viết SEO của bạn có chất lượng hay không, phần lớn là nhờ công đoạn xây dựng Outline Content. Đây là việc khá dễ dàng, nhưng lợi ích thì vô vàn:
- Giúp bài viết của bạn ăn đứt top 10 đối thủ.
- Chấm dứt tình trạng viết lan man, hoặc viết thiếu ý.
- Cấu trúc bài viết tốt giúp Google và người dùng dễ đọc hơn.
- Làm việc chung trong nhóm hiểu ý nhau hơn.
- Tạo được sự nhất quán cho thương hiệu trong từng bài viết.
- Chỉ cần viết theo Outline, rank top ngay sau khi đăng 24h trong trường hợp onpage tốt, chủ đề cạnh tranh thấp
Nói chung, khi có Outline việc viết sẽ dễ dàng hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn nhiều.

Outline Content là gì?
Outline có thể hiểu đơn giản là dàn ý hoặc mục lục của bài viết, được tạo ra để trình bày các ý chính trong bài viết một cách đầy đủ, rõ ràng.
Thông thường, một Outline Content tốt sẽ bao gồm những yếu tố sau:
- Danh sách từ khóa chính, phụ.
- Meta title, meta description.
- Những đề mục là các thẻ heading 2, heading 3, heading 4…
- Những ý mà người lên Outline muốn người viết nhấn mạnh hay những lưu ý.
- Hướng dẫn viết bài.
- Nguồn tham khảo.
- Yêu cầu về số từ, hình ảnh, internal link,…
8 bước lập Outline bài viết chuẩn SEO
Bước 1: Liệt kê hết những từ khóa chính, phụ, LSI cho chủ đề
Giả sử, với chủ đề “tự học viết content”, chúng ta có thể tập trung vào những từ khóa như sau: tự học content marketing, học viết content cơ bản, khóa học content marketing, tự học viết content marketing,…

Bước 2: Tìm hiểu nhu cầu của người dùng
Mỗi từ khóa đều có một nhu cầu tìm kiếm riêng, việc của người làm sáng tạo nội dung là hiểu họ đang muốn đọc gì và đáp ứng những nhu cầu đó. Bạn có thể tham khảo 2 hai cách sau:
- Tự đặt mình vào vị trí người dùng, xem họ đang cần đọc cái gì?
- Tham khảo top 10 đối thủ, xem họ viết về những cái gì, đó là thứ người dùng muốn đọc nên mới thuộc top tìm kiếm của Google.
Bước 3: Phác thảo dàn ý dựa trên hiểu biết của bạn
Sau khi biết người dùng đang muốn đọc cái gì, thì chúng ta sẽ phác thảo lại những ý chính đó vào các thẻ H2. VÍ dụ cụ thể:
- H2: Hiểu rõ content là gì?
- H2: Tại sao bạn lại muốn học Content?
- H2: Các bước học viết content online hiệu quả
- H2: Những kỹ năng mà người viết content cần có
Bước 4: Tham khảo heading của 10 đối thủ đầu tiên
Dù chúng ta đã có sườn outline khá ổn ở sau bước 3, nhưng vẫn nên search Google để xem đối thủ đang viết gì bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Sau đó, bạn có thể sửa hoặc bổ sung outline của mình.
Bước 5: Đi sâu hơn vào vấn đề bằng các H3
Người đọc luôn ưu tên những bài viết cung cấp đầy đủ thông tin để họ không phải search quá nhiều, vì vậy bạn cần đào sâu hơn về những luận điểm đã đưa ra tại H2:
H2: 6 Bước học viết content tại nhà hiệu quả
- H3: Bước 1: Hiểu rõ học content có 02 cách học
- H3: Bước 2: Lập kế hoạch học tập rõ ràng.
- H3: Bước 3: Tìm kiếm tài liệu để học
- H3: Bước 4: Tiến hành học và ghi chú
- H3: Bước 5: Thực hành, thực hành và thực tập
- H3: Bước 6: Nhận góp ý từ cộng đồng
Bước 6: Ghi chú, hướng dẫn viết bài
Thông thường thì chúng ta sẽ lên dàn ý để cho người khác viết bài. Nên việc ghi chú và hướng dẫn sẽ giúp cho người viết hiểu ý của bạn là gì hơn để đưa chúng vào bài viết.
Một số ghi chú bạn cần thực hiện:
- Những ý mà bạn muốn người viết content nhấn mạnh.
- Nguồn tham khảo cho mỗi heading.
- Chỗ nào nên để CTA (kêu gọi hành động).
- Chỗ nào nên giới thiệu, seeding dịch vụ của mình.
- Chèn những câu nổi bật thương hiệu ở đâu.
Nếu bạn lên Outline Content để tự viết thì cũng nên ghi chú các ý như này, nó sẽ giúp việc viết sẽ nhanh hơn nhiều.
Bước 7: Đặt Title và Meta Description
Tiêu đề và Meta Description là hai thứ mà người đọc thấy đầu tiên trên Google, nó đặc biệt quan trọng nên bạn cần dành rất nhiều thời gian để đầu tư cho nó.
Title – tiêu đề (H1) nên viết theo những nguyên tắc dưới đây:
- Tiêu đề phải tóm gọn được nội dung của bài viết.
- Chứa từ khóa chính, nên để từ khoá ở đầu tiên.
- Độ dài của tiêu đề nên từ 50 đến 60 ký tự.
- Nên cho con số vào tiêu đề.
- Dùng những từ mê hoặc như “Làm thế nào, Từ A-Z, bí mật,…”
Meta Description cũng nên đặt theo quy tắc sau:
- Độ dài tốt nhất là từ 120 – 150 ký tự.
- Chứa ít nhất một từ khoá chính.
- Tóm tắt được nội dung của bài viết.
- Nên nổi bật lợi ích của bài viết.
- Nên chèn thêm một câu CTA (ví dụ: Xem ngay)
- Viết cho người dùng chứ đừng quá tập trung vào Bot.
Bước 8: Cập nhật những yêu cầu thêm
Bước cuối cùng, đây là những yêu cầu thêm về bài viết, mục đích cũng là để cho người viết bài viết đúng ý của bạn nhất. Cụ thể:
- Mật độ từ khoá
- Số từ của bài viết
- Bài này nên nhắm vào điểm mạnh nào của thương hiệu/ dịch vụ
- Thông điệp truyền tải,…
Tối ưu lại nội dung đã xuất bản
Để có thể tiết kiệm chi phí cũng như thời gian sản xuất nội dung, có một cách đơn giản nữa là khai thác lại những nội dung sẵn có. Bạn có thể tối ưu lại những nội dung đã từng xuất bản bằng một số các cách sau:
- Cập nhật thông tin, viết lại nội dung cũ
- Chia nhỏ nội dung các bài đăng cũ thành nhiều Post mới
- Chuyển nội dung cũ sang định dạng mới, ví dụ: chuyển nội dung bài viết dạng Blog thành video trên TikTok hoặc Youtube,…
Ngoài những cách trên, có hai nguyên tắc bạn có thể tuân theo khi tối ưu nội dung cũ:
Chất lượng hơn số lượng
Cách để tránh lãng phí ngân sách nhất có thể là tối ưu hóa từng phần nội dung trước khi xuất bản. Bạn cần đảm bảo chất lượng các bài viết trước khi xuất bản chúng thay vì chạy theo số lượng, sản xuất tràn lan. Tăng trưởng từ tiếp thị nội dung đến từ chất lượng chứ không phải số lượng.
Khi phải xử lý công việc với mức chi phí nhỏ, để đạt được hiệu suất công việc lớn nhất, bạn nên tìm hiểu và áp dụng Quy tắc 80/20. Đây là quy tắc cho rằng 80% kết quả của bạn sẽ đến từ 20% sự nỗ lực của bạn.
Trong lĩnh vực sáng tạo nội dung thì điều đó có nghĩa là 80% giá trị nội dung bạn tạo ra sẽ đến từ 20% công sức bạn tạo ra nó. Vì vậy, mỗi sự cố gắng chạy theo số lượng của bạn đều làm giảm kết quả bài viết.
Loại bỏ những phần nội dung không cần thiết
Có một vấn đề mà những người mới tiếp xúc với công việc sáng tạo nội dung thường gặp phải đó là “nhồi nhét” quá nhiều thông tin trong một bài viết và sử dụng hầu hết các nền tảng để chia sẻ những bài viết đó bất chấp sự phù hợp.
Quá trình sáng tạo nội dung mất rất nhiều thời gian, chuyên môn và nguồn lực. Vì vậy, hãy tìm những phần mang lại ít giá trị cho hoạt động tiếp thị của bạn và lược bỏ chúng đi.
Tuỳ vào thị trường ngách và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà những nền tảng truyền thông hiệu quả và kém hiệu quả sẽ khác nhau.
Ví dụ, mục tiêu chính của bạn là thúc đẩy lưu lượng truy cập vào nội dung để tạo ra doanh số bán hàng, với những lĩnh vực đòi hỏi sự nghiêm túc trong cách cung cấp thông tin thì tiếp thị qua email sẽ mang lại cho bạn lợi tức đầu tư (ROI).
Ngược lại, với những lĩnh vực yêu cầu sự sáng tạo, trẻ trung hơn như thể dục, đồ ăn, trang trí nhà cửa, quần áo,… thì mạng xã hội nên là các kênh được cân nhắc đầu tiên.
Với những doanh nghiệp có nguồn nhân lực vừa phải và ngân sách dành cho việc sáng tạo nội dung không quá cao thì việc xây dựng 1-2 kênh truyền tải nội dung chất lượng sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc xây kênh tràn lan nhưng chất lượng không hiệu quả.
Lời kết
Tóm lại, dù với mức ngân sách lớn hay nhỏ, doanh nghiệp đều cần xây dựng cho mình một chiến lược content phù hợp và hiệu quả.
Ngoài 3 cách tạo content hiệu quả mà SEOON cung cấp ở trên, còn rất nhiều cách khác mà doanh nghiệp có thể áp dụng cho việc sáng tạo nội dung đạt hiệu quả cao nhất. Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp những người làm sáng tạo nội dung không còn đau đầu về vấn đề ngân sách khi xây dựng nội dung.